Kết quả đạt được trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Bá Thước
Bá Thước là huyện miền núi nghèo, có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 83% dân số toàn huyện. Xác định việchực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thời gian qua, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai với tinh thần quyết tâm cao, cùng sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được kết quả đáng nghi nhận.
Trong giai đoạn 2021-2023, ngoài sự nguồn lực hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của nhà nước 33 tỷ đồng, toàn huyện đã huy động nguồn lực đóng góp của Nhân dân gần 38 tỷ đồng, làm mới, tu sửa, nâng cấp 106km đường giao thông; 12km kênh mương, 8 công trình thủy lợi; xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các nhà trường; đến nay, toàn huyện có 45/73 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%; có 19/21 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm và 01 xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao; cơ sở vật chất văn hoá của xã, thôn được đầu tư xây dựng; an sinh xã hội được thực hiện tốt. Kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng. Bộ mặt nông thôn mới của huyện có nhiều khởi sắc, bề thế, sạch đẹp, khang trang hơn. Tính đến tháng 7 năm 2023, bình quân tiêu chí xã nông thôn mới của huyện đạt 9,25 tiêu chí/xã, có 16 xã đạt dưới 15 tiêu chí, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 82 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 03 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Huyện đã Chủ động chỉ đạo triển khai các hoạt động hiệu quả; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững… Cùng với đó, thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, với tổng vốn được giao thực hiện đoạn 2021-2023 trên 220 tỉ đồng. Qua triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 và năm 2023 giảm được 11,5% tương đương 2.979 hộ, đạt 58,58% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm theo chuẩn nghèo đa chiều giảm trung bình hàng năm 8,5% vượt kế hoạch; đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng lên; mức sống người dân được cải thiện.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Bá Thước đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả, với tổng số vốn thực hiện trong giai đoạn 2021-2023 trên 100 tỉ đồng. Một số dự án, tiểu dự án được triển khai thực hiện tốt, như: hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 47 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 414 hộ ở 17 xã; xây dựng 01 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng với diện tích trên 7.000ha. Xây dựng 12 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Bá Thước; đầu tư xây dựng 71 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Có thể thấy, sau gần 3 năm triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025, đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện Bá Thước ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp đồng bộ, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.
Phát huy những kết quả, thành tích đạt được trong những năm qua, tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết, tinh thần quyết tâm cao, nổ lực lớn và hành động quyết liệt, huyện Bá Thước sẽ thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Thành phố Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng
Xác định công tác giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định đến tiến độ triển khai các dự án, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 27/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Giải bóng đá Thiếu nhi thành phố Thanh Hóa lần thứ XIX, năm 2024 – sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các cầu thủ nhí
Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các cháu nhi đồng UBND thành phố tổ chức Giải bóng đá Nhi đồng thành phố Thanh Hoá lần thứ XIX năm 2024 - Cúp FLBC. Giải thu hút gần 600 cầu thủ nhí đến từ 40 đội bóng các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 20/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa phát triển theo chiều sâu và đổi mới toàn diện
Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong tốp những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 13/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa: Chặng đường 30 năm đổi mới
Thành phố Thanh Hóa được thành lập từ năm 1994, trải qua 30 năm thành lập, từ một đô thị loại III chỉ có 56 km2 với 15 đơn vị hành chính, dân số 150.000 người, đến nay thành phố đã trở thành đô thị loại I có diện tích là 228 km2 với 47 đơn vị hành chính, dân số hơn 600.000 người, là trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ - Nam Sông Hồng, đồng thời cũng là trung tâm chính trị văn hóa của tỉnh Thanh Hóa.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 6/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp; việc quản lý, sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; trong đó, UBND thành phố luôn đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chỉ đạo việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.
Thành phố Thanh Hóa xây dựng Công an phường kiểu mẫu
Xác định xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị" là yêu cầu quan trọng, cấp bách nhằm nâng cao chất lượng toàn diện các lĩnh vực hoạt động của lực lượng công an phường, thực sự tạo môi trường văn minh, an toàn cho Nhân dân; đồng thời, huy động tối đa nguồn lực để xây dựng lực lượng Công an phường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.