Kết quả khảo sát quy mô lớn về hiệu quả tiêm trộn vắc xin Covid-19
Khi tiêm kết hợp AstraZeneca và Pfizer hoặc Moderna, nguy cơ nhiễm Covid-19 giảm hơn hẳn.
Một số nghiên cứu trước đây đã khẳng định tiêm kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả cụ thể vẫn chưa rõ ràng và quy mô khảo sát nhỏ. Nghiên cứu mới đây của Thụy Điển đã lấp khoảng trống hiểu biết đó.
![]() |
Theo thống kê trên toàn quốc ở Thụy Điển, những người được tiêm liều đầu tiên là vắc xin AstraZeneca, sau đó tiêm mũi 2 vắc xin công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn so với những người được tiêm cả hai liều AstraZeneca.
Do Thụy Điển hạn chế sử dụng vắc xin AstraZeneca nên những người từng tiêm mũi 1 vắc xin này được đề nghị chuyển sang mũi 2 vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
Giáo sư Peter Nordstrom, Đại học Umea, khẳng định: “Sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào đã được phê duyệt vẫn tốt hơn không có vắc xin và tiêm hai liều tốt hơn một liều”.
“Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những người tiêm mũi 1 vắc xin dựa trên công nghệ vector (AstraZeneca), mũi 2 vắc xin mRNA giảm nguy cơ khi tiếp xúc nguồn lây nhiễm Covid-19 hơn”.
Trong thời gian theo dõi 2,5 tháng sau liều thứ 2, khả năng nhiễm Covid-19 khi tiêm kết hợp AstraZeneca và Pfizer giảm 67%. Chỉ số tương tự khi tiêm kết hợp AstraZeneca và Moderna là 79%.
Đối với những người đã tiêm 2 liều vắc xin AstraZeneca, mức giảm nguy cơ là 50%. Những ước tính rủi ro này đã tính đến sự khác biệt về ngày tiêm chủng, tuổi của những người tham gia, tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố nguy cơ khác đối với Covid-19.
Marcel Ballin, nghiên cứu sinh tại Đại học Umea, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Kết quả trên có thể có ý nghĩa đối với chiến lược tiêm chủng ở các quốc gia”.
"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố, dù có kết quả đầy hứa hẹn từ các nghiên cứu trước đây về phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng hỗn hợp, vẫn cần có các nghiên cứu lớn hơn để điều tra tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Regional Health - Europe dựa trên dữ liệu đăng ký toàn quốc của Thụy Điển. Phân tích có thông tin của 700.000 người.
Theo các nhà khoa học, có một tỷ lệ rất thấp các sự cố thuyên tắc huyết khối. Ngoài ra, số ca Covid-19 nghiêm trọng phải nhập viện quá ít để các nhà nghiên cứu có thể thống kê tỷ lệ.
An Yên/ Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngân hàng Trung ương châu Âu khẳng định lạm phát đang trong tầm kiểm soát
Theo biên bản cuộc họp mới nhất vừa được công bố hôm 22/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày càng tin tưởng rằng lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã được kiểm soát. Tín hiệu này cho thấy Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' về giảm thuế và chi tiêu
Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn nhằm hiện thực hoá chương trình nghị sự quan trọng của Tổng thống Donald Trump, đồng thời khiến nước Mỹ gánh thêm khoản nợ hàng nghìn tỷ đô la. Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển đến Thượng viện trước khi ông Trump ký thành luật.

Ấn Độ-Pakistan phát cảnh báo lẫn nhau
Trong khi Ấn Độ tuyên bố, Pakistan sẽ phải đối mặt với những hậu quả nếu các vụ tấn công khủng bố xuyên biên giới tiếp tục xảy ra, Islamabad cũng cảnh báo sẵn sàng đáp trả nếu New Delhi vi phạm lệnh ngừng bắn và xâm phạm chủ quyền.

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.