Khắc phục và đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông
Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, hiện nay, bà con nông dân các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đang tập trung khôi phục sản xuất vụ đông sau ảnh hưởng của đợt mưa lớn cuối tháng 9, tiếp tục gieo trồng cây vụ đông trong khung thời vụ cho phép.
Tại xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, trước đợt mưa lớn cuối tháng 9, bà con nông dân đã gieo trồng được hơn 400 ha trong tổng số 560 ha cây vụ đông theo kế hoạch. Tuy nhiên, mưa lớn đã làm cho gần 50 ha cây vụ đông, chủ yếu là dưa chuột hư hại phải trồng lại. Do chủ động về nguồn giống, nên ngay sau khi hết mưa, bà con đã chủ động ươm bầu, rút ngắn thời gian gieo trồng tại ruộng, đảm bảo được thời vụ. Ông Nguyễn Duy Tính, trưởng thôn Long Linh Ngoại 1, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân cho biết: "Gia đình chúng tôi có 6 sào dưa, mưa bị mất 3 sào, hiện gia đình đã trồng lại xong. Bà con cũng cơ bản khắc phục xong khoảng 80% diện tích mất lụt, còn 20% sẽ làm trong vài ngày tới".

Việc chăm sóc các cây trồng vụ đông, khôi phục sản xuất, chắm dặm, trồng lại các diện tích đã mất cũng đang được bà con nông dân huyện Yên Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Vụ đông này, gia đình chị Ngô Thị Hà, ở thôn Yên Thành, xã Yên Hùng gieo trồng 11 sào ớt và ngô. So với các vụ khác trong năm, đây là vụ được chị đầu tư nhiều nhất, thu nhập cũng cao hơn nhiều lần. Không có ruộng bị mất trắng do mưa, nhưng nhiều diện tích ớt bị mất tỉa tới 20-30% nên việc chắm dặm được chị ưu tiên để đảm bảo cây phát triển trong khung thời vụ. Chị Ngô Thị Hà, thôn Yên Thành, xã Yên Hùng, huyện Yên Định chia sẻ: "So với 3 vụ thì vụ đông thu nhập cao nhất, nên mặc dù mưa gió, ảnh hưởng nhiều, gia đình vẫn cố gắng xới xáo, chắm dặm để có thu nhập cao".

Đợt mưa lớn cuối tháng 9 vừa qua đã làm hơn 2.700 ha cây trồng của Thanh Hóa bị ảnh hưởng, trong đó phần lớn là cây vụ đông, nhiều diện tích phải trồng lại, việc sản xuất vụ đông cũng bị chậm tiến độ do điều kiện đất đai không đảm bảo.
Tính đến hết ngày 8/10, toàn tỉnh gieo trồng được trên 20.340 ha cây vụ đông, đạt trên 43% kế hoạch. Do vậy, cùng với thu hoạch các cây trồng vụ thu mùa còn lại, các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ sản xuất các cây trồng trong khung thời vụ cho phép.
Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Cgi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Thanh Hóa
Cùng với đó, các địa phương cần phân công cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khôi phục sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.