Khai hội Xuân Giáp Thìn tại Đền thờ vua Lê Thái Tổ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 13/2, tức mùng 4 Tết Nguyên đán, tại Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Ủy ban Nhân dân huyện Thọ Xuân và Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh đã tổ chức Lễ khai hội Xuân Giáp Thìn 2024. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh dự và đánh trống khai hội. Dự lễ có lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc cùng đông đảo Nhân dân và du khách.
Trong niềm thành kính, biết ơn sâu sắc, các đại biểu, Nhân dân và du khách thập phương đã dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn của vua Lê Thái Tổ, các vị vua triều Hậu Lê cùng anh hùng, nghĩa sĩ Lam Sơn đã có công với nước; đồng thời ôn lại những nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Cách đây 606 năm, mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, từ vùng đất Lam Sơn, phía Tây Thanh Hóa, anh hùng dân tộc Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa, chống quân Minh xâm lược. Trải qua 10 năm "nếm mật nằm gai", với nghệ thuật quân sự lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn vào cuối năm 1427. Năm Mậu Thân 1428, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Hậu Lê, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ phát triển hưng thịnh, độc lập lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, suốt gần 4 thế kỷ.
Lễ dâng hương khai Xuân tại Đền thờ Vua Lê Thái Tổ được tổ chức hàng năm thể hiện truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công lao to lớn của đức Vua Lê Thái Tổ, các vị vua triều Hậu Lê cùng các anh hùng, nghĩa sĩ Lam Sơn đã có công bảo vệ độc lập, chủ quyền, xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị; giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần quảng bá, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Ngay sau Lễ khai hội, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu đã trồng cây lưu niệm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.