Khai quật khảo cổ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Am Các
(TTV) - UBND tỉnh vừa có Công văn về việc khai quật khảo cổ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Am Các và Địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải.
![]() |
Theo đó, giao UBND thị xã Nghi Sơn chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan, khẩn trương rà soát và đề xuất cụ thể diện tích các khu vực cần phải tiến hành khai quật khảo cổ ở các khu vực: Chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng và các điểm di tích có liên quan thuộc khu di tích để đảm bảo thực hiện việc khai quật khảo cổ thiết thực, đạt hiệu quả cao, cung cấp cơ sở khoa học cần thiết cho việc lập quy hoạch, đầu tư phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Am Các và địa điểm chùa Am Các; xác định dự kiến tổng mức đầu tư và khả năng cân đối, bố trí nguồn kinh phí của địa phương, hỗ trợ của tỉnh; dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành; gửi Sở Tài chính trước ngày 10/8/2020 để tổng hợp, tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu về việc lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để xác định cụ thể các vị trí, diện tích cần phải khai quật khảo cổ tại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Am Các và địa điểm chùa Am Các nhằm đảm bảo cung cấp căn cứ khoa học cần thiết phục vụ lập Quy hạch; đồng thời, phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng cân đối, bố trí nguồn kinh phí của địa phương, hỗ trợ của tỉnh.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan nghiên cứu báo cáo, đề xuất của UBND thị xã Nghi Sơn nêu trên và căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc khai quật khảo cổ tại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Am Các và địa điểm chùa Am Các để tham mưu, đề xuất cụ thể ý kiến, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Xem chi tiết quyết định tại đây
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đồi C4, trận địa pháo anh hùng
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân dân ta với kẻ thù xâm lược. Những chiến công lừng lẫy trên đồi C4 đã góp phần quan trọng làm nên sự kiện Hàm Rồng chiến thắng trong hai ngày 03, 4/4/1965.

Huyện Thọ Xuân tích cực chuẩn bị lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2025
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2025 kỷ niệm 1020 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành sẽ diễn ra vào ngày mồng 5/4 (tức là ngày 8/3 âm lịch). Đây là lễ hội có quy mô cấp tỉnh được huyện Thọ Xuân tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc.

Thể lệ cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề "Tự hào xứ Thanh" năm 2025
Nhằm lan tỏa cuộc thi đến rộng rãi các tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước, đồng thời thu hút sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình, nâng cao chất lượng các tác phẩm cũng như chất lượng cuộc thi, Ban tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc về chủ đề "Tự hào xứ Thanh" năm 2025 thông báo thể lệ cuộc thi như sau:

Đón nhận Bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Đình Thi, huyện Như Xuân
Lễ hội Đình Thi là lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân. Trong 2 ngày 12 và 13/4/2025 (tức 15 và 16/3 Âm lịch), huyện Như Xuân sẽ tổ chức lễ hội Đình Thi và đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ Giỗ Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc
Sáng ngày 05/3 năm Ất Tỵ, tức ngày 02/4/2025, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương đã tổ chức Lễ giỗ lần thứ 1404 năm của Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc - húy danh Lê Hữu.

Người lính Hàm Rồng và kỷ niệm được gặp Bác Hồ
Năm 1968, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông Lê Xuân Thanh, một người con của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá vinh dự được ra Thủ đô Hà Nội, báo công với Bác. Đối với ông, đây là kỷ niệm thiêng liêng, không thể nào quên.

Hàm Rồng - Vùng đất văn hóa, lịch sử và thắng tích
Từ xa xưa, Hàm Rồng đã được xem là nơi có vị thế đặc biệt quan trọng, là một phần biểu tượng của mảnh đất và con người Thanh Hóa. Không chỉ là vùng thắng tích, nơi chứa đựng những vỉa tầng văn hóa dày sâu và rực rỡ, Hàm Rồng còn gắn liền với những chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.

Bình yên giữa tán cây rừng
Giữa tán cây rừng bình yên, ẩn giấu biết bao huyền tích, ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh hiện đang lưu giữ bốn sắc phong quý có từ thời nhà Nguyễn, là một trong những minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền thờ chúa Thượng Ngàn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.