Khám phá Bạch Mã: Khu nghỉ dưỡng siêu đẹp bị lãng quên
Khu nghỉ dưỡng Bạch Mã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tọa lạc ở một trong những nơi đẹp nhất miền Trung Việt Nam ở độ cao hơn 1.400 mét. Xưa kia đây là 1 trong 7 khu nghỉ dưỡng trên cao tại Đông Dương. Ngày nay khi trở thành Vườn quốc gia, Bạch Mã vẫn như "ngủ say" với rất nhiều tiềm năng du lịch độc đáo sẵn có.
Khu nghỉ dưỡng Bạch Mã đã xuất hiện hơn 80 năm về trước
Bạch Mã xưa kia - trước khi trở thành một vườn quốc gia đã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động, thực vật quý hiếm và khí hậu tuyệt vời, dễ chịu quanh năm với đỉnh cao nhất 1.450 mét.
Theo dòng lịch sử những ngày đầu tiên thì Bạch Mã được ông Girard, kỹ sư trưởng kỹ sư công chánh ở Trung Kỳ phát hiện vào ngày 28,29/7/1932. Tuy nhiên một số tài liệu lại cho rằng chính ông Raoul Desmarets, kỹ sư công chánh phân khu Thừa Thiên là người phát hiện ra khu nghỉ dưỡng này cùng với ông Graffeuil, Khâm sứ Trung Kỳ.
Năm 1933, ông Desmarets đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xây dựng một ngôi làng trên các vùng núi tại Bạch Mã. Đường được hoàn tất vào tháng 5/1934 là chỉ một lối mòn đơn giản phục vụ cho khách bộ hành hoặc các phu kiệu. Năm 1935, các vị khách du lịch đầu tiên đã chính thức đặt chân đến đỉnh núi Bạch Mã. Đi bộ từ chân lên đỉnh núi mất khoảng 4 giờ 30 phút. Đỉnh núi cao nhất được quy hoạch thành một nơi trú chân ngắm cảnh có độ cao 1.450m được gọi là Vọng Hải Đài.

Tháng 4/1936, Khâm sứ Trung Kỳ ký nghị định quy định các điều khoản liên quan đến việc xây dựng các nhà và biệt thự tư đầu tiên tại Bạch Mã. Một bản đồ phân lô với 60 lô đất đã được đem bán đấu giá và trao cho các chủ nhân vào ngày 22/6 năm đó. Giá cho thuê rất thấp nhằm khuyến khích phát triển khu nghỉ dưỡng.
Các ngôi nhà bằng gỗ và sau đó là nhà bằng đá được xây dựng lên. Có khoảng 139 ngôi biệt thự bằng gỗ hoặc đá. Những dấu chân đầu tiên của người Việt Nam đến với Bạch Mã nhằm khám phá và bảo vệ thiên nhiên xuất hiện từ năm 1936 cùng với những tên tuổi như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di... trong đoàn Hướng Đạo Sinh.
Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, khu nghỉ dưỡng này đóng vai trò quan trọng cho đời sống của người dân ở tại Huế. Đây là một vị trí trên cao, mát lạnh như Đà Lạt, tuyệt vời để nghỉ dưỡng, vui chơi và thư giãn. Chủ nhân các ngôi biệt thự thường đi dạo, ngắm cảnh, tham quan Thác Lớn (Thác Đỗ Quyên), quan sát hệ động thực vật, tắm trong các hồ tuyệt đẹp như Ngũ Hồ, đi pic-nic hoặc đơn giản là ở nhà yên bình đắm mình trong giấc ngủ trưa, chơi bài hoặc vui thú đọc sách.

Trở thành Vườn quốc gia, “ngựa trắng” dần hồi sinh
Sau nhiều năm tháng chiến tranh, Bạch Mã rơi vào lãng quên. Được biết trước 30/4/1975, vào năm 1962, cố kỹ sư Nguyễn Hữu Đính đã có tờ trình về việc thành lập Quốc gia Lâm viên Bạch Mã - Hải Vân với diện tích 78.000 hecta với mong muốn Bạch Mã và khu vực Hải Vân sẽ trở thành khu bảo tồn có cảnh trí thiên nhiên hấp dẫn, bảo tồn thiên nhiên và giáo dục hay giải trí công cộng tuyệt đẹp.
Sau giải phóng thống nhất đất nước, vào năm 1986, khu rừng cấm Bạch Mã – Hải Vân được thành lập với diện tích là 50.000ha. Năm 1991, Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã chính thức được thành lập với tổng diện tích là 22.031ha trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Năm 2008, VQG Bạch Mã được điều chỉnh mở rộng với tổng diện tích là 37.487ha.
Do quy mô nhỏ về diện tích và công tác bảo tồn là không có ranh giới nên sự chia cắt về mặt hành chính đã ảnh hưởng đến công tác bảo vệ sinh cảnh sống của các loài thú lớn như voi, hổ, mang lớn, mang Trường Sơn, sao La,…được sự đồng ý của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 01/QĐ -TTg ngày 2/1/2008 về việc điều chỉnh mở rộng VQG Bạch Mã lên diện tích 37.487ha. Sau khi điều chỉnh mở rộng Vườn nằm trên địa bàn hành chính của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Hiện VQG Bạch Mã trực thuộc sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT.
Tuy nhiên, tiềm năng du lịch to lớn ở đây vẫn chưa được khai thác trong những năm qua, dù Bạch Mã là một điểm đến cực kỳ tuyệt vời cho những ai thích nghỉ dưỡng, khám phá.

VQG Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 15°- 25°, nhiều nơi có dốc đứng trên 40°. Đây là nơi bắt nguồn các sông Truồi, Tả Trạch (đầu nguồn của sông Hương). Dưới chân của các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch tạo nên vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.
Vườn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm). Nhiệt độ bình quân năm của toàn vườn là 25°C, riêng khu vực đỉnh Bạch Mã là 19°C (độ cao >1.200m). Lượng mưa trung bình ở khu vực đỉnh Bạch Mã khoảng 8.000 mm/năm, lượng mưa bình quân năm trên toàn Vườn khoảng 3.500mm/năm. Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90%. Độ ẩm bình quân toàn vùng là 85%.
Về động vật qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước). Trong đó có nhiều loài thú quý hiếm như khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, voọc ngũ sắc, vượn má đen trắng, culi, gấu ngựa, chó sói, báo gấm, beo lửa, chồn, sóc, dơi, hổ. Riêng chim nhiều nhất với 363 loài. Vườn có nhiều loại chim đặc hữu tiêu biểu ở Đông Dương như gà so, trĩ, sao, gà lôi… có 7/12 loài trĩ tại Việt Nam.

Ở đây thực vật và hệ nấm có 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước). Trong đó có nhiều loại thực vật qúy như cây kim giao làm đũa khử độc, tùng Bạch Mã dáng điệu cổ kính, phong lan nhiều màu sắc, đỗ quyên ra hoa sau Tết với màu hoa đỏ như máu, cẩm tú cầu, dương xỉ lớn, cây cù lần…
Nếu theo Sách Đỏ Việt Nam, VQG Bạch Mã có 69 loài động vật và 73 loài thực vật được liệt kê cần phải được bảo vệ như: voọc vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, gà lôi lam mào trắng, bồ câu nâu, trăn mốc, rắn ráo, rùa hộp trán vàng, rùa đầu to, cá chình hoa… pơ mu, trầm hương, gụ lau, gụ mật, kiền kiền, kim tuyến, bảy lá một hoa…

Theo hướng dẫn của VQG Bạch Mã, mùa du lịch thích hợp nhất tại đây là mùa khô khi nhiệt độ dưới đồng bằng lên cao gây nóng bức. Cách TP Huế 40km và cách TP Đà Nẵng chừng 70km, nằm phần lớn trên ranh giới huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là khu nghỉ mát lý tưởng bởi vẻ đẹp của rừng mưa á nhiệt đới và khí hậu mát mẻ từ 15-23 độ vào hè như ở Sapa, Đà Lạt và mang hương vị biển khơi như ở Nha Trang, Vũng Tàu.
Đến Bạch Mã "ngựa trắng" bạn sẽ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên đa dạng với nhiều loài kỳ hoa dị thảo, phong cảnh hùng vĩ, trữ tình với nhiều núi cao, thác lớn và hồ nước trong xanh, mát lạnh. Bạn được cắm trại, tắm suối, xem chim, đi bách bộ, thắp hương lễ Phật hay ngắm nhìn vẻ đẹp huyền bí của những khu biệt thự cổ. Ngoài ra, bạn sẽ được vui chơi giải trí trên không và khám phá nhiều đường mòn thiên nhiên kỳ ảo như đường mòn Trĩ Sao, Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài, Rừng Chò Đen, Công Viên Đá Hát, Đường mòn MIA, Địa đạo Bạch Mã… Ngoài ra còn có tour đặc sắc “Thế giới hoang dã về đêm” xem động vật hoang dã từ 20h đến 22h đêm và tour “Gọi chim trời” xem hót gọi chim vào buổi sáng.














































Ảnh: Đại Dương – Đỗ Hoàng Lâm
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khuyến cáo du khách khi tắm biển
Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.