Khám phá sức mạnh của HMO
Duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ trong 2 năm đầu đời, trẻ sẽ được trang bị một hệ miễn dịch hoàn hảo, khỏe mạnh hơn, có cơ hội học hỏi tốt hơn.
Thế nhưng, cụ thể thành phần nào trong sữa mẹ đã làm nên sức mạnh đó? Bằng những nghiên cứu kéo dài nhiều năm, các nhà khoa học khám phá ra một dưỡng chất đặc biệt với tên gọi HMO.
![]() |
HMO được xem là “người hùng” trong việc tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch của trẻ. Sức mạnh của HMO cho đến lúc này đã khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới phải ngạc nhiên.
HMO là gì và hoạt động như thế nào?
Tiến sĩ Rachael Buck, chuyên gia nghiên cứu khoa học đồng thời là chuyên gia về sức khỏe tại Abbott, cho biết: “Human Milk Oligosaccharides hay còn gọi là HMO là những carbohydrates không tiêu hóa được, có rất nhiều trong sữa mẹ. Những nghiên cứu chuyên sâu về HMO và các nghiên cứu khác cho thấy HMO hoạt động như prebiotics trong sữa mẹ và còn hơn thế nữa”.
Ngoại trừ nước, HMO là thành phần phổ biến thứ ba trong sữa mẹ, sau chất béo và carbohydrate. Có hàng trăm loại HMO trong sữa mẹ. Giống các prebiotics khác, HMO hỗ trợ sức khỏe đường ruột, nơi 70% hệ thống miễn dịch tồn tại trong đó.
HMO có 3 vai trò chính, đều rất quan trọng với hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhỏ.
Thứ nhất, HMO hoạt động như một prebiotic giúp hỗ trợ các vi sinh vật có lợi trong ruột. Có thể hình dung chúng là thức ăn để nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ.
Thứ hai, nếu không có HMO, một số vi khuẩn gây hại sẽ sử dụng loại đường đặc biệt để bám vào tế bào ruột và nhiễm vào cơ thể. Vì HMO có cấu trúc giống các loại đường này và hoạt động như một mồi nhử nên HMO sẽ giúp ngăn cản sự bám dính của một số loại vi khuẩn vào tế bào ruột, từ đó giúp trẻ tránh được nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.
Thứ ba, một số HMO được hấp thụ vào trong máu và hỗ trợ hệ miễn dịch ở ngoài đường tiêu hóa. Khi HMO được hấp thu vào máu, nó kết hợp với các thụ thể của bạch cầu đơn nhân để điều hòa sự tiết các protein gây viêm tương tự như nồng độ tìm thấy ở các trẻ bú mẹ. Nói cách khác, HMO có thể kích thích các tế bào miễn dịch tiết ra các yếu tố bảo vệ. Các nghiên cứu chuyên sâu chỉ ra rằng HMO giúp giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ.
Đưa HMO vào sữa công thức: Cuộc cách mạng trong dinh dưỡng nhi giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn
Kể từ khi khám phá ra công dụng của HMO trong sữa mẹ, các nhà khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng nhi đều rất quan tâm tìm hiểu HMO và vai trò của “người hùng thầm lặng” này trong việc phát triển hệ miễn dịch.
Một điều đáng chú ý là sữa bò có nồng độ HMO rất thấp so với sữa mẹ, vì vậy trước đây các loại sữa công thức cũng có rất ít Oligosaccharides. Điều này góp phần lý giải vì sao những trẻ bú sữa mẹ lại có hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, ít mắc các bệnh nhiễm trùng hơn so với trẻ bú sữa công thức.
Đây cũng chính là bài toán cho các nhà khoa học trong suốt nhiều năm, làm thế nào để bổ sung được HMO vào sữa công thức, giúp sữa công thức có thể tiến gần hơn đến tiêu chuẩn vàng của sữa mẹ.
Thông tin đáng mừng cho các bà mẹ là sau 15 năm nghiên cứu chuyên sâu, Abbott đã thực hiện thành công việc tiên phong bổ sung HMO vào sữa công thức. Những kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc bổ sung HMO vào sữa công thức đã giúp trẻ giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp một cách rõ rệt.
Tiến sĩ Edward Barrett, Giám đốc Nghiên cứu Dịch tễ tại trung tâm Lovelace Biomedical, trực thuộc Viện nghiên cứu hô hấp Lovelace, cho biết: “Những số liệu từ nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng sữa công thức có bổ sung HMO làm thu hẹp khoảng cách giữa sữa mẹ và sữa công thức theo những cách chưa từng thấy trước đó. Chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều dấu ấn miễn dịch và nhận thấy những dấu hiệu cụ thể về phản ứng miễn dịch tương tự như nhau giữa nhóm trẻ bú sữa mẹ và nhóm sử dụng sữa công thức có chứa HMO”.
Không gì có thể thay thế được sữa mẹ. Nhưng với những trường hợp mẹ phải chọn sữa công thức cho trẻ thì những giải pháp dinh dưỡng nhi đột phá với HMO trong sữa công thức quả thực có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Tiến sĩ Rachael Buck nhấn mạnh: “Mặc dù điều này không có nghĩa trẻ sẽ không mắc các bệnh thường gặp khi còn nhỏ, nhưng những số liệu cho thấy rõ ràng rằng sữa công thức có HMO giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ giống những trẻ bú sữa mẹ. Sau 15 năm nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi rất hài lòng và mãn nguyện khi thấy việc Abbott bổ sung được HMO vào sữa công thức đã có thể mang lại những lợi ích rõ rệt cho trẻ em”./.
Theo PV/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.