Khẩn trương chỉnh lý, lưu trữ hồ sơ trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính
Theo chỉ đạo của Trung ương, từ ngày 1/7/2025 sẽ kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và đưa vào hoạt động cấp xã mới. Hàng loạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị hành chính cũ sẽ phải lưu trữ, bảo quản, để đơn vị hành chính mới tra cứu sau này khi cần. Thời gian không còn nhiều, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung nhân lực, khẩn trương chỉnh lý hồ sơ, số hóa tài liệu và phân loại, lưu trữ phục vụ công tác sắp xếp đơn vị hành chính.
Phụ trách mảng Địa chính - Xây dựng của UBND thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, những ngày này, ông Nguyễn Văn Triều cùng đồng nghiệp luôn bận rộn với công việc rà soát, phân loại, thống kê, chỉnh lý các giấy tờ, hồ sơ chuyên ngành. Khối lượng tài liệu là rất lớn, việc sắp xếp phải được thực hiện khoa học, bài bản mới đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng.

Ông Nguyễn Văn Triều, UBND thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Triều, UBND thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với công tác địa chính xây dựng thì hồ sơ rất quan trọng, lưu trữ lâu dài, vĩnh viễn. Chúng tôi sắp xếp hồ sơ theo từng mục: đất đai, xây dựng và các hồ sơ lữu trữ vĩnh viễn thì chúng tôi sắp xếp theo từng cặp, từng thùng để tiến tới số hóa."
Do thời gian gấp gáp, các địa phương đã nhanh chóng triển khai các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh đến cơ quan, phòng ban, đơn vị trực thuộc trong việc quản lý tài liệu lưu trữ chặt chẽ, an toàn, thống nhất nghiệp vụ, đúng quy định. Cán bộ phụ trách nhiệm vụ được quán triệt phải bảo quản tài liệu tuyệt đối an toàn, không hư hỏng, không thất thoát trong suốt quá trình thực hiện, đặc biệt là tài liệu lưu trữ về đất đai và các dự án đầu tư.


Ông Nguyễn Viết Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Viết Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hồ sơ giấy, đó là hồ sơ về địa chính lĩnh vực đất đai, thứ hai là hồ sơ xây dựng, những công trình đã quyết toán, chưa quyết toán, trong đó cả hồ sơ công nợ. Rồi hồ sơ về cán bộ, quy hoạch cán bộ và đặc biệt là các tài liệu mật của đơn vị. Theo quy định phải bảo quản trong thùng sắt và dán niêm phong".
Bà Lê Thúy Lan, Bí thư Đảng ủy thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi phân công từng cán bộ công chức xây dựng danh mục tài liệu theo từng năm, theo từng chủng loại, trước hết là bàn giao tài liệu khối ủy ban cho đồng chí chủ tịch, khối đảng ủy cho bí thư ký nhận, rồi mới giao nộp cho cấp trên."

Cùng với công tác rà soát, chỉnh lý, các địa phương đang ưu tiên nguồn lực, khẩn trương số hoá tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức trước khi kết thúc hoạt động. Các giấy tờ, hồ sơ thực hiện số hóa cũng được chọn lọc nhằm đảm bảo hiệu quả và tiến độ.

Ông Hoàng Anh Việt, Bí thư Đảng ủy xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Anh Việt, Bí thư Đảng ủy xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc chỉnh lý phải hoàn thiện, sau đó mới số hóa, hay việc tiêu hủy các tài liệu hết hạn sử dụng cũng phải theo đúng quy trình. Đồng thời phải bảo đảm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang gấp rút hoàn thiện việc thống kê, đóng gói, niêm phong hồ sơ tài liệu, đảm bảo an toàn để bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền. Theo yêu cầu của UBND tỉnh, các cơ quan khối chính quyền cấp xã, cấp huyện hoàn thành việc chỉnh lý, số hóa, bàn giao tài liệu xong trước ngày 30/6/2025.

Phường Hàm Rồng ứng phó với bão số 3
Tại phường Hàm Rồng, công tác ứng phó, khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra đang được khẩn trương thực hiện.

Phường Hạc Thành di dân do ảnh hưởng của bão số 3
Do một số khu vực bị ngập sâu, Phường Hạc Thành đã phải di dân đến nơi an toàn.

Mưa bão gây sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến giao thông
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Thanh Hóa, tính đến 14 giờ ngày 22/7, bão số 3 gây mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh.

Thanh Hoá chủ động ứng phó với bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 trong đêm ngày 21 và ngày 22/7, nhiều khu vực tại Thanh Hoá, đặc biệt là các xã ven biển có mưa to đến rất to. Các xã ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, phòng chống bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Công điện số 09 về khẩn trương triển khai công tác tiêu úng, chống ngập lụt
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt sau bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện khẩn số 09 ngày 22/7 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương -Triển khai ngay phương án tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24h tới
Chiều nay 22/7, bão số 3 đã vào đất liền, trong 24 giờ tới bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, mưa lớn vẫn còn duy trì ở Thanh Hóa và Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét và sạt lở đất tăng cao.

Sầm Sơn triển khai nhiều biện pháp ứng phó với bão
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, phường Sầm Sơn và phường Nam Sầm Sơn đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống bão nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Nhiều tuyến đường hư hỏng do bão số 3
Theo báo cáo nhanh của Sở Xây dựng Thanh Hoá, tính đến 11h45 ngày 22/7/2025, tỉnh Thanh Hoá có 5 vị trí các tuyến quốc lộ bị ngập không tắc đường và 9 vị trí các tuyến đường tỉnh ngập gây tắc đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An
Trong nhiều giờ qua, khu vực các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Mưa gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất.

Khuyến cáo 10 kỹ năng an toàn khi bão số 3 đổ bộ
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị người dân tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.