Khẩn trương hoàn thiện chiến lược ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới
Chiều 25/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 đã làm việc với các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo về dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19 trong tình hình mới.
![]() |
Theo báo cáo của Bộ Y tế, các giải pháp được nêu trong dự thảo Chiến lược xoay quanh 4 mục tiêu lớn của chiến lược là giảm tỉ lệ người mắc COVID-19, tăng tỉ lệ bao phủ vaccine, giảm tỉ lệ tử vong, bảo đảm phục hồi phát triển kinh tế-xã hội gắn với tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, gắn liền với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện chiến lược gói gọn trong 2 năm và tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn vì diễn biến của dịch thay đổi rất nhanh.
Các ý kiến tại cuộc họp tập trung làm rõ, cụ thể hơn về quan điểm, mục tiêu, biện pháp phòng, chống dịch, tiêu chí đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh… trong tình hình mới nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi các hoạt động đời sống, kinh tế.
Theo đó, chiến lược phải nêu bật quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân trên hết; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
Công tác phòng, chống dịch đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Nhà nước, “thống nhất Trung ương, linh hoạt địa phương”, cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Chúng ta phải kiểm soát đại dịch COVID-19 một cách sớm nhất, trong quá trình chống dịch Việt Nam không chậm hơn so với thế giới, tranh thủ cơ hội, lợi thế để phát triển, vươn lên, thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước.
Chiến lược cần chú trọng, nhấn mạnh hơn nữa tinh thần chủ động, khoa học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, làm cơ sở để hướng tới cá nhân hoá trong phòng, chống dịch. Toàn bộ hệ thống y tế phải được tăng cường, củng cố để sẵn sàng ứng phó với các đại dịch lây nhiễm trong tương lai.
Về mục tiêu, chiến lược cần tập trung vào giảm tỉ lệ mắc COVID-19; giảm tỉ lệ tử vong; nâng cao năng lực ứng phó của hệ thống y tế nếu có biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 hoặc dịch bệnh mới; khôi phục, phát triển sản xuất, kinh tế, các mặt đời sống, sinh hoạt của người dân, học hành, đi lại, làm ăn, kinh doanh…
Trong các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn để trở lại trạng thái bình thường mới, phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cơ quan soạn thảo cần bổ sung tiêu chí đánh giá, đo lường sự đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch, khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Tại cuộc họp, các ý kiến thống nhất các giải pháp, nhiệm vụ phải nhằm chủ động nguồn vaccine, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc điều trị… Cơ chế thực hiện giãn cách, phong tỏa theo hướng quy định các biện pháp hạn chế về di chuyển, sinh hoạt, hoạt động của người dân. Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ mới trong phòng, chống dịch. Bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự trong các vùng cách ly, phong toả. Công tác hậu cần căn cứ yêu cầu chuyên môn để bảo đảm đầy đủ vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm…
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị xem xét gom thành nhóm biện pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch gắn với trách nhiệm cụ thể với từng tiểu ban của Ban Chỉ đạo (Y tế; An sinh xã hội; An ninh trật tự; Tài chính, hậu cần; Vận động, huy động xã hội; Truyền thông…).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu các ý kiến của bộ, ngành, địa phương, sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19 trong tình hình mới, sớm trình Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trình Chính phủ đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đại hội đảng bộ viễn thông Thanh Hoá
Sáng 01/7/ 2025, Đảng bộ Viễn Thông Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa VNPT Thanh Hoá trở thành doanh nghiệp số thông minh, năng động, hiệu quả, có vai trò quan trọng trong bản đồ số Quốc gia của Việt Nam và thâm nhập thành công vào thị trường khu vực, quốc tế.

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.

Chuyển đổi số để đơn vị hành chính cấp xã/phường hoạt động hiệu quả
Khi chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp thì cấp xã trở thành chính quyền cơ sở duy nhất, gánh vác trọng trách trực tiếp phục vụ nhân dân. Để chính quyền cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính, tỉnh Thanh Hóa có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ mưa triền miên, nguy cơ sạt lở, ngập lụt diện rộng
Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo thời tiết cả nước 10 ngày, đồng thời cảnh báo mưa lớn trút xuống Bắc Bộ đến giữa tuần, nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt. Riêng Thanh Hoá, trong ngày 1/7, mưa vừa, mưa to và rải rác dông, cục bộ mưa rất to.

Tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025
Chiều ngày 30/6, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025.

Xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ nay đến 7/7
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ Nhà máy Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 có lưu lượng 950m3/s đến 1.350m3/s; mực nước dâng hồ chứa mùa mưa đang là 25,5m/25,5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tiếp tục xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25,5m.

Hướng dẫn đăng ký xe cơ giới từ ngày 1/7
Bộ Công an vừa có văn bản hướng dẫn Công an các địa phương về công tác đăng ký xe cơ giới đường bộ từ ngày 1/7 sau khi vận hành hoạt động đơn vị hành chính 2 cấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.