Khẩn trương thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Chiều 6/3, Đoàn khảo sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 28/2022 ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa: Nhu cầu vốn chương mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Thanh Hóa năm 2022 - 2023 là trên 248 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022, Thanh Hóa được Trung ương giao 220 tỷ đồng. Sau khi được phân vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa đã phân bổ vốn kịp thời về các địa phương. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được chương trình cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, cho vay đầu tư, hỗ trợ phát trển vùng trồng dược liệu quý. Nguyên nhân là do Thanh Hóa chưa có danh sách phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm cơ sở để Ngân hàng chính sách xã hội triển khai cho vay. Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn của các bộ, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện Chương trình chưa cụ thể. Quá trình triển khai phải phối hợp với nhiều sở, ngành đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung.

Đoàn khảo sát đã tiếp thu những kiến nghị, khó khăn của tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện Nghị định số 28/2022, sớm kiến nghị các cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn và hướng dẫn các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Đoàn yêu cầu Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về chính sách tín dụng ưu đãi; bám sát chỉ tiêu kế hoạch được giao, tập trung phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, tổng hợp và phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng; kịp thời giải ngân nguồn vốn hiệu quả.

Hỗ trợ cấp 20 giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản qua cảng
Cùng với việc giám sát chặt sản lượng hải sản khai thác qua cảng theo quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định IUU, thời gian qua, Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hoá đã tổ chức cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản khai thác qua các cảng.

Dệt may Việt Nam đã có đủ tiềm lực trở thành các tập đoàn toàn cầu
Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay đã có đủ tiềm lực mong muốn tiếp cận thông tin về môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, chi phí nhân công… ở một số quốc gia để có thể đầu tư trở thành các tập đoàn toàn cầu.

Miễn, giảm lãi vay cho người dân sau bão số 3
Ngân hàng Nhà nước có công văn chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới nhằm hỗ trợ khách hàng khôi phục sau bão số 3 tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Kết nối vận tải biển Nghi Sơn – Hải Phòng và cơ hội cho các doanh nghiệp
Tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Thanh Hóa và khu vực lân cận kết nối trực tiếp với cảng trung chuyển quốc tế Hải Phòng bằng hình thức vận tải chi phí thấp, độ an toàn cao và giảm phát thải khí CO2.

Phát triển sản phẩm OCOP khu vực kinh tế tập thể
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể. Việc chú trọng phát triển sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã đã góp phần nâng cao giá trị nông sản trên địa bàn.

Thanh Hóa có 195 Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 7/2025, toàn tỉnh có 870 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó có 195 Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao.

Dự báo thị trường thép khởi sắc nửa cuối năm
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo thị trường thép nội địa có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2025 khi có tín hiệu khả quan từ những chính sách khơi thông thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Khuyến nghị doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu tôm
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thời gian tới, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với những tháng trước do nhiều đơn hàng đã đi sớm trong thời gian hoãn thuế đối ứng. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến ngày 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.