Kháng thuốc là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là "sát thủ vô hình", trực tiếp cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người và là yếu tố góp phần gây ra 5 triệu ca tử vong khác mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm.
Kháng thuốc hiện đang là mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp kháng thuốc là 1 trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam, kết quả giám sát kháng thuốc gần đây cho thấy, tỷ lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện.

Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy từ năm 2020 - 2023 Việt Nam có gần 300.000 ca tử vong do kháng kháng sinh. Tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do nhiều yếu tố như lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc của bác sĩ và chỉ định sử dụng kháng sinh chưa phù hợp. Ngoài ra, tình trạng kháng thuốc còn đẩy lùi 100 năm tiến bộ của y học, biến những căn bệnh dễ điều trị ngày nay thành bản án tử hình. Đặc biệt ở Việt Nam, vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo, làm gia tăng tổn hại về kinh tế cũng như các gánh nặng đối với người bệnh.

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt chất lượng
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi toàn quốc lô đối với lô thuốc viên nén Alfachim 4.2, sản xuất ngày 01/6/2024, hạn dùng 01/6/2026, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất do vi phạm chỉ tiêu định lượng. Cục đồng thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế
Để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã ban hành văn bản yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
Sáng 22/6, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức họp hội đồng tư vấn, đánh giá việc triển khai bệnh án điện tử.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức chương trình “Mùa hè xanh 2025”
Trong 2 ngày 21 và 22/6, tại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá đã tổ chức chương trình “Mùa hè xanh 2025 – Khát vọng ươm mầm nắng” với sự tham gia của hơn 1.200 sinh viên.

Gia tăng trẻ nhỏ mắc các bệnh mùa hè
Ngoài số ca mắc Covid - 19 ở trẻ nhỏ liên tục tăng, những tuần gần đây, bệnh nhi nhập viện liên quan đến các loại bệnh mùa hè cũng tăng đột biến.

Bộ Y tế bãi bỏ 13 thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược phẩm
Ngày 18/6, theo thông tin từ Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 11/2025/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bản tin Sức khỏe 19/6/2025
Bản tin Sức khỏe 19/6/2025 có những nội dung chính sau: - Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025 - Cảnh giác bệnh dại màu nắng nóng - Phòng bệnh xương khớp trong mùa hè

Cảnh báo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé trong khi chờ xác minh
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không dùng sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé vì nghi ngờ vi phạm chất lượng và đang bị điều tra hình sự.

Trẻ mắc COVID-19 nhập viện gia tăng
Từ cuối tháng 5 đến nay, số trẻ mắc COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tăng mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cho gia đình và cộng đồng.

Chung tay phòng chống sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng tránh, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.