Khánh thành cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu
Ngày 19/5, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Vàm Cống.
Dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu là dự án thành phần 3, thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Cầu được khởi công xây dựng từ tháng 9/2013, sau 6 năm thi công đến nay đã được khánh thành và đưa vào sử dụng, với tổng mức đầu tư trên 270 triệu USD (gần 5.700 tỷ đồng).
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu có chiều dài 2,97km và đường dẫn dài 5,88km nằm trên địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Cầu được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ôtô và hai làn xe máy tách biệt để tạo sự an toàn khi tham gia giao thông. Đường dẫn vào cầu được thiết kế với tốc độ 80km/h.
![]() |
Dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu là dự án thành phần 3, thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKông. |
Cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng sẽ thuận tiện cho việc đi lại của người dân TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Đây là cây cầu di văng lớn thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ.
“Cây cầu này bà con đi qua lại thuận tiện và rất là an toàn, bà con vui dữ lắm được cây cầu Vàm Cống này thuận tiện biết bao nhiêu, đi về miền Đông, miền Tây dễ ràng hơn” - ông Nguyễn Văn Bảy, ở Đồng Tháp chia sẻ.
Còn ông Trương Minh Hùng, 56 tuổi ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho rằng, cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng người dân qua lại thuận tiện hơn không phải phụ thuộc vào phà Vàm Cống, đặc biệt hàng hóa lưu thông sẽ thuận tiện giữa các tỉnh với nhau và đi TPHCM nhanh hơn trước trước đây rất nhiều.
![]() |
Cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Vàm Cống. |
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng, sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh trong khu vực.
Đặc biệt là vai trò đấu nối với các địa phương trong vùng ĐBSCL và cả nước. Khi cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng người dân 4 tỉnh, thành như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ sẽ được hưởng lợi nhiều từ dự án này, vì nhiều nông sản chủ lực sẽ được đưa lên TPHCM một cách nhanh nhất.
“Ngoài vấn đề đi lại của người dân thuận lợi thì cây cầu mang lại lợi ích rất cao trong vận tải hàng hóa rất cao, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang đi về phía TPHCM và ngược lại. Giảm chi phí vận chuyển, cũng góp phần rất lớn trong vấn đề tăng lăng lực cạnh tranh của các tỉnh vùng ĐBSCL, cho nên về mặt kinh tế có một ý nghĩa rất lớn” - ông Võ Thành Thống nói.
Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, cầu Vàm Cống khi đưa vào sử dụng có vai trò đấu nối các tỉnh miền Tây với TPHCM, việc lưu thông hàng hóa sẽ được rút ngắn lại, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A. Đặc biệt, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, thu hút các nhà đầu tư tìm đến đầu tư các cụm, khu công nghiệp; đời sống của người dân được cải thiện.
“Cầu Vàm Cống có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì không có con đường nào đi TPHCM nhanh nhất bằng con đường cầu Vàm Cống. Cây cầu sẽ đem lại một động lực rất lớn phát triển; tạo điều kiện để cho du khách, các nhà đầu tư đến với ĐBSCL đến với các tỉnh một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất, thuận lợi nhất” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói./.
Theo Phạm Hải/VOV
Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Cùng với cả nước, từ ngày 06/5/2025 đến ngày 30/5/2025, các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Để việc lấy ý kiến đảm bảo mục đích, yêu cầu và đúng kế hoạch, công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội đang được các cơ quan, tổ chức, địa phương quan tâm đẩy mạnh.

Sôi nổi cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" tại thành phố Sầm Sơn
Tại trường Tiểu học Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương".

Hội Cựu chiến binh giao ban cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ
Sáng 16/5, tại thành phố Thanh Hóa, Cụm thi đua Hội Cựu chiến binh 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã tổ chức hội nghị giao ban đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025.

Hội nghị biểu dương phụ nữ thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025
Ngày 16/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc và 300 đại biểu phụ nữ tiêu biểu đại diện cho gần 900.000 hội viên phụ nữ toàn tỉnh.

Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hành động vì môi trường với chủ đề "Đánh bại ô nhiễm nhựa"
Mới đây, tại buổi phát động, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới năm 2025 (5/6) với chủ đề "Đánh bại ô nhiễm nhựa", Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa kêu gọi các cấp Hội tiếp tục vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân thực hiện có hiệu quả cuộc các vận động, phong trào, mô hình bảo vệ môi trường, trong đó mỗi cơ sở Hội có ít nhất 1 mô hình cụ thể về "Chống ô nhiễm nhựa".

Sôi nổi cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" tại thành phố Sầm Sơn
Sáng ngày 16/5, tại trường Tiếu học Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn, hàng trăm học sinh trường THCS Quảng Minh, THCS Quảng Hùng đã sôi nổi tham gia cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" năm 2025.

Từ ngày 23/5 đến 15/6, Cục Thuế tạm dừng hệ thống thuế điện tử
Cục Thuế vừa thông báo kế hoạch tạm dừng hoạt động một số hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi Trung tâm dữ liệu chính sang địa điểm mới.

Chuyển đổi số ở làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông
Thông qua việc sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử... các làng nghề có cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để các làng nghề có thể ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý hiệu quả thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Ghi nhận tại làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá.

Bảo đảm ổn định nguồn cung xăng dầu
Bám sát chỉ đạo Chính phủ, Bộ Công Thương đang tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo đảm nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường

Triển khai Giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025
Sáng ngày 16/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Thanh Hoá đã họp Ban tổ chức, Ban Thư ký Giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 để triển khai kế hoạch tổ chức Giải thưởng trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.