Khánh thành Tổ hợp Năng lượng Tái tạo đầu tiên của Việt Nam
Ngày 27/4, tại Ninh Thuận diễn ra lễ khánh thành tổ hợp Năng lượng tái tạo Điện mặt trời và Điện gió Trung Nam giai đoạn 1.
Đây là tổ hợp năng lượng tái tạo đầu tiên của Việt Nam (tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được hoà lưới trong năm 2019. Dự lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng các lãnh đạo Bộ ngành Trung ương.
Tổ hợp năng lượng tái tạo điện gió và điện mặt trời Trung Nam được xây dựng trên địa bàn hai xã Bắc Phong và Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. Dự án gồm trang trại Điện gió công suất hơn 151MW và trang trại Điện mặt trời công suất 258MW, cùng nằm trong vùng dự án Trung Nam rộng 900 ha, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Dự kiến tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng Điện gió – Điện mặt trời Trung Nam đạt xấp xỉ 1 tỷ kWh điện mỗi năm.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các đại biểu và nhà đầu tư cắt băng khánh thành tổ hợp điện gió và điện mặt trời Trung Nam. |
Giai đoạn 1 dự án đã hoàn thành 17 trụ tuabin công nghệ không hộp số tự động đón gió và hơn 700.000 tấm pin năng lượng mặt trời tự động điều hướng nắng bằng công nghệ hiện đại.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư và sự phối hợp hỗ trợ của tỉnh Ninh Thuận trong việc giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ, góp phần phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo của cả nước.
Phó Thủ tướng cùng nhà đầu tư và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã nhấn nút đấu nối tổ hợp Năng lượng tái tạo Điện gió và Điện mặt trời Trung Nam với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm.
![]() |
Ninh Thuận đang phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo lớn nhất nước. |
Trong sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đến dự lễ khánh thành Cụm nhà máy điện mặt trời BIM công suất 330 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Cụm nhà máy này bao gồm 3 tổ hợp: Nhà máy BIM1 công suất 30MW, BIM2 công suất 250MW và BIM3 công suất 50MW, được đầu tư với tổng vốn hơn 7.000 tỷ đồng. Một triệu tấm pin năng lượng tái tạo trong cụm sản xuất khoảng 600 triệu kWh/năm, hòa lưới điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và đất nước.
Ninh Thuận hiện là địa phương dẫn đầu cả nước với 8 dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó 3 dự án điện gió với tổng công suất 116MW và 5 dự án điện mặt trời với tổng công suất 631MW.
Dự kiến đến cuối năm nay, sẽ có thêm 13 dự án đưa vào vận hành thương mại, nâng tổng công suất lên hơn 1.300MW, tạo đà để Ninh Thuận sớm trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam./.
VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.