Khi nhà báo dùng những con số
Con số là dữ liệu thiết yếu của nhà báo. Thế nhưng, xử lý con số trong quá trình hình thành một bài báo hoàn toàn không dễ dàng.
Khi nhà báo dùng những con số
Cần nghệ thuật!
Đứng trước một mớ tư liệu ngổn ngang số liệu, câu hỏi luôn được đặt ra là làm sao bắt những con số đó thực sự tạo ra thông tin, làm cho bài báo trở nên hấp dẫn...
Có một câu chuyện vui trong giới báo chí cũng khá lâu rồi, ấy là có nhà báo khi viết về việc một chủ tịch tỉnh xài ô tô sang trọng, anh ấy đã dùng hình thức so sánh. Thay vì viết, chiếc ô tô của Chủ tịch tỉnh trị giá hơn 1 tỷ đồng, nhà báo dùng hình ảnh “Chủ tịch tỉnh cưỡi trên cái ôtô trị giá 500 con trâu để đi họp”.
Con số ấy hình tượng quá, gợi mở quá... Nó ấn tượng đến chua cay. Người dân (dân miền núi) lúc bấy giờ rất khoái và nhớ rất lâu. Những người bị phê bình tất nhiên là không thích, họ ấm ức rủa thầm tay nhà báo thâm độc: ai lại ví ôtô với trâu! Qua đó mới thấy, sử dụng con số trong tác phẩm báo chí là một nghệ thuật!
Kinh nghiệm của những nhà báo tên tuổi cho thấy, trong nhiều ngôn ngữ, hệ thống con số vẫn có những cách nói khác toán học để người tiếp nhận dễ hình dung. Một trong những cách mà nhà báo tạo hiệu quả thông tin cao là cố gắng quy về những con số dễ nhớ, dễ hiểu như “một nửa”, “một phần ba”, chục, tá, trăm v.v.. Ví dụ, thay vì nói 51,2% có thể nói “hơn một nửa”, thay vì nói: 97.124 đôi giày được xuất khẩu, có thể nói: “gần một trăm nghìn đôi giày...”.
Chuyện này cũng chẳng mới mẻ gì, ngay với nhà báo trẻ. Nhưng cần lưu ý ngay, không phải trường hợp nào cũng có thể làm tròn. Bởi nhà báo phải biết con số nào cần thiết để làm rõ, để hiểu được chủ đề của bài báo và dùng con số như thế nào trong bài viết của mình. Khi đang so sánh tỷ lệ phát triển dân số giữa 2 năm mà sự chênh lệnh được tính theo phần nghìn thì không thể làm tròn được.
Khi nhà báo dùng những con số - Ảnh: TL
Công cụ làm rõ chủ đề
Có nhiều hình thức diễn đạt con số một cách thông minh mà các nhà báo giỏi thường dùng, song chưa có ai tổng kết đầy đủ thành phương pháp. Chẳng hạn, tìm cách quy về những con số được nhiều người quan tâm.
Ví dụ, khi mở đầu một bản tin về chuyện rớt giá cà phê, hay chuyện tăng giá xăng dầu, nếu nhà báo đưa ra 2 con số giữa 2 thời điểm để so sánh thì hết sức bình thường. Nhưng nếu chúng ta viết: “Số tiền bán 1 kg cà phê hiện nay chỉ có thể mua được 2 kg gạo” thì người đọc, người nghe hình dung được ngay tình trạng rớt giá (bởi giá gạo thì luôn được người dân biết đến).
Con số phần trăm, tự thân nó, chứa đựng sự so sánh và hầu như được dùng khá phổ biến trong báo chí. Hãy nghĩ đến con số nguyên thủy 100, đây là con số đẹp, tròn trịa và dễ hiểu. Nhưng sử dụng con số phần trăm cũng hết sức cẩn thận. Trừ những trường hợp đặc biệt (khi nói về lãi suất hay lạm phát), khi mà con số lẻ cũng có giá trị, chúng ta không thể làm tròn, hầu hết các trường hợp nên làm tròn cho dễ nhớ, dễ tiếp nhận.
Khi muốn đơn giản hóa những dữ liệu phức tạp, nhà báo nên quy đổi dưới dạng per capita - Ảnh: TL
Một kinh nghiệm trong việc xử lý con số là dùng per capita (trên đầu người). Đôi khi để đơn giản hóa những dữ liệu phức tạp, chúng ta cần quy đổi dưới dạng per capita. Ví dụ, so sánh sự phát triển giữa 2 tỉnh, nếu dùng các báo cáo và đưa ra các con số từ những báo cáo, nhiều nhà báo dễ mắc sai lầm bởi sự so sánh khập khiễng theo đúng nghĩa đen của nó. Chính vì thế, người ta thường dùng hình thức tính toán để tạo ra các per capita. Ví dụ, ở tỉnh X hiện có 5 bác sĩ /1.000 dân, trong khi đó con số này ở tỉnh Y là 2 bác sĩ/1.000 dân.
Một khuyến cáo từ các chuyên gia là không nên viết quá nhiều con số trong một bài báo dù đó là những con số không thừa và không nên có hơn 2 con số trong đoạn mở đầu (lời dẫn) của một bài báo.
Tóm lại, nhà báo phải luôn chắc chắn con số mình đưa vào sẽ phục vụ cho chủ đề của bài báo. Luôn luôn nghĩ, đây là bài báo nói về cái gì, và thử trả lời, nếu không dùng con số có được không, ngay cả đó là một bài báo về kết quả kinh doanh. Nói cách khác, luôn luôn nghĩ rằng con số là công cụ để làm sáng tỏ chủ đề chứ không phải là bản chất của bài báo.
Một bài viết trung bình 400 từ không nên có nhiều hơn 10 con số. Cố gắng phân phối các con số rải đều trong bài.
Nếu cần thiết phải minh chứng bằng những con số nên sử dụng các bảng biểu riêng hàng để cho đoạn văn, lời bình trôi chảy. Luôn luôn kiểm tra, kiểm tra chéo các dữ liệu số để tránh sự sai sót.
Nhà báo giỏi là người biết xử lý những con số trong bài báo của mình, biết cân nhắc trong việc sử dụng những con số. Nói khác đi, đó là nhà báo biết dũng cảm bỏ những con số không ảnh hưởng đến chủ đề bài viết và đặt con số cần thiết đúng chỗ.
Nhờ những số liệu mà chúng ta nêu được vấn đề và chúng ta so sánh, phát hiện được sự thay đổi để tạo ra thông tin, cảm xúc, thái độ. Nhưng chính những con số rất dễ làm hỏng một bài báo - đặc biệt là tác phẩm phát thanh truyền hình - khi thông tin được chuyển theo tuyến thời gian, những con số sắp xếp không hợp lý sẽ làm người nghe, người xem không còn nhớ, không hình dung được...
Biết khai thác những con số là biết tạo ra giá trị cho thông tin. Nhà báo giỏi là người biết nhìn vào con số để tìm ra xu hướng, trạng thái, diễn biến,sự phát triển, chuyển biến hay tính chất mâu thuẫn, đối lập, khác biệt v.v.. để cung cấp những phát hiện này cho công chúng truyền thông.
Ngày nay, báo chí hiện đại chú trọng đến báo chí dữ liệu (data journalism) và cung cấp nhiều công cụ cho nhà báo thể hiện và phân tích những con số, đặc biệt là năng lực trực quan hóa các dữ liệu số bằng đồ họa, infographics, bản đồ, biểu đồ và các dạng thức thông tin tương tác trực tuyến khác.
Giữa thời buổi thông tin sự kiện tràn ngập, báo chí cần tăng năng lực phân tích, phản biện, bình luận... thông qua năng lực khai thác và sử dụng những con số!
Theo: Phan Văn Tú/ Người Làm Báo
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Hóa đơn điện tháng 6 tăng cao bất thường, EVN yêu cầu rà soát cụ thể
Liên quan đến phản ánh của người dân về tiền điện tháng 6 tăng cao bất thường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo các công ty điện lực rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.