Khó khăn trong công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
Trong cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 5 vừa qua, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc đánh giá, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của trẻ em ở Việt Nam. Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động, đòi hỏi các cấp, ngành, cơ sở giáo dục và ngay trong mỗi gia đình cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Làm thế nào để an toàn khi ở gần khu vực nguy hiểm như: ao, hồ, sông, suối. Đây là những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng, nhưng các em học sinh trường mầm non Thọ Vực, huyện Triệu Sơn hầu như chỉ được học qua ti vi hoặc qua bài giảng của các thầy cô giáo, mà chưa có trải nghiệm thực tế.
Bà Hoàng Thị Huyền, Hiệu trưởng trường mầm non Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi hiện tại mới chỉ đang dạy kiến thức cho các cháu chủ yếu là qua lí thuyết nên việc tiếp thu của các cháu còn nhiều hạn chế."
Mặc dù nhiều giải pháp đã được triển khai để bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ bị tai nạn thương tích. Thế nhưng, theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và xã hội Thanh Hóa, trong 4 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 12 vụ tai nạn thương tích ở trẻ em làm 14 trẻ tử vong.
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn nhân lực phụ trách công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; môi trường sống xung quanh trẻ em vẫn còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo an toàn; nhận thức của một bộ phận phụ huynh về phòng, chống tai nạn trẻ em chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, bởi lứa tuổi nhỏ chưa nhận thức được đầy đủ những mối nguy hiểm xung quanh mình nên các em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương khi có tai nạn thương tích.
Anh Đào Trọng Thanh, Phó Bí thư đoàn thanh niên xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết, đoàn thanh niên đã có trang bị phao bơi, dây thừng để đảm bảo an toàn cho trẻ, tuy nhiên thì theo thời gian những vật dụng này cũng đã hư hỏng.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết, hiện nay cán bộ chuyên trách về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em vẫn còn đang kiêm nhiệm nên chưa thể sát sao được với nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó nguồn kinh phí dành cho việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng rất hạn chế nên rất mong trong thời gian tới được hỗ trợ để công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được tốt hơn.
Để phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ, ngoài sự vào cuộc của các cấp, các ngành, rất cần sự quan tâm, hướng dẫn của các bậc phụ huynh. Đối lới lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3 cần hướng dẫn các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, hướng dẫn cho các em tham gia giao thông đúng luật, không cho trẻ sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi, nhắc nhở các em không chơi các trò chơi mạo hiểm, leo trèo.
Đối với lứa tuổi tiểu học, mầm non cũng cần nhắc nhở các em không chơi ở khu vực nguy hiểm; đặc biệt với lứa tuổi mầm non cần có người chăm sóc 24/24 giờ, cần chú ý để các vật sắc nhọn, nước sôi, điện xa tầm với của trẻ. Phụ huynh cũng cần cho trẻ tham gia học bơi để phòng đuối nước ở trẻ.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán.
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025 trong bối cảnh nhiều quốc gia đã ghi nhận sự gia tăng các ca mắc cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
Phòng bệnh tim mạch trong mùa lạnh
Miền Bắc đang chìm sâu trong khối khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống tới 4-5 độ C, xuất hiện băng giá. Thời tiết lạnh giá là yếu tố làm gia tăng các bệnh về tim mạch, nhất là ở những đối tượng là người cao tuổi, người mắc bệnh nền.
Tầm quan trọng của việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ và diễn biến kéo dài. Để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao, giúp trẻ có cơ hội phát triển và hòa nhập hơn, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là can thiệp sớm.
Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
Đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vừa tới tham quan, làm việc với Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và dẫn đầu về ca tử vong
Theo thống kê của tổ chức ung thư toàn cầu Globocan, mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận gần 25.000 ca mắc ung thư phổi mới và 22.500 ca tử vong. Tỉ lệ mắc ung thư phổi tại Việt Nam cao thứ hai, chỉ sau ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư.
Phấn đấu tiếp nhận 1,85 triệu đơn vị máu trong năm 2025
Năm 2025, Ban Chỉ đạo Quốc gia hiến máu tình nguyện đặt mục tiêu phấn đấu tiếp nhận khoảng 1,85 triệu đơn vị máu.
Các cơ sở khám chữa bệnh ở Thanh Hóa chống rét cho bệnh nhân
Thanh Hoá đang trong đợt rét đậm nhất từ đầu mùa đông đến nay. Để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh những tác động tiêu cực do thời tiết, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét.
Thanh Hoá huy động nguồn máu phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh dịp Tết
Nhằm huy động đủ nguồn máu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày 12/1, Trung tâm huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nhân đạo thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện tại huyện Kim Sơn. Đây là lần đầu tiên hoạt động hiến máu tình nguyện được tổ chức ngoài tỉnh.
Năm 2024, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả 142.985 tỷ đồng khám chữa bệnh
Năm 2024, cả nước có 186,2 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền bảo hiểm y tế đề nghị thanh toán là trên 142.900 tỷ đồng, tăng 18.000 tỷ đồng .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.