Khó khăn trong thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện
Theo Quyết định số 2584 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, Thanh Hoá có 3 bệnh viện tuyến tỉnh phải đảm bảo chi thường xuyên 100%, 31 bệnh viện phải đảm bảo chi thường xuyên từ 70% trở lên và 4 bệnh viện khu vực miền núi đặc biệt khó khăn đảm bảo chi thường xuyên từ 30 – 70%. Với chỉ tiêu được giao này, rất nhiều bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến huyện đang gặp khó khăn.
Theo các bệnh viện, vấn đề cốt lõi nhất trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là viện phí phải được tính đúng, tỉnh đủ. Tuy nhiên, giá dịch vụ y tế hiện hành vẫn chưa tính đầy đủ các chi phí cấu thành. Hiện nay, giá dịch vụ y tế được cấu thành bao gồm 4 yếu tố: thuốc, vật tư; điện, nước; bảo trì thiết bị; lương, phụ cấp.
Trong khi đó, các bệnh viện cho rằng nếu tính đủ thì phải thêm các yếu tố: xử lý chất thải; sửa chữa lớn tài sản cố định, khấu hao tài sản; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương tối thiểu và lộ trình cải cách tiền lương chưa kịp thời cũng tạo ra khó khăn cho các đơn vị.
Thạc sỹ, bác sỹ Lê Kim Đức - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mỗi năm Bệnh viện phải tăng thêm khoảng 5% chi phí chi lương tăng theo định kỳ cho cán bộ, nhân viên. Đặc biệt tháng 7 tới đây, lương cơ sở tăng thì chi phí tiền lương sẽ tăng thêm 20%. Trong khi đó, giá các dịch vụ y tế đã rất lâu không điều chỉnh, giá dịch vụ chưa tính đúng, tính đủ".
Các bệnh viện được giao tự chủ về tài chính, nhưng việc mua sắm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hoặc liên doanh, liên kết, thuê tài sản của doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyên môn phải thực hiện rất nhiều thủ tục, chờ phê duyệt qua nhiều cấp, nhiều ngành, tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, việc giao dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện nay chưa sát với thực tế, dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn trong cân đối thu chi.
Bác sỹ CKI Lê Xuân Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Bệnh viện đa khoa Thiệu Hoá hiện nay đang tự chủ hơn 90%. Chúng tôi đề nghị để thực hiện tốt tự chủ cần thiết phải giảm bớt các thủ tục rườm rà, giao quyền chủ động cho các bệnh viện trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế".
Phải khẳng định rằng, tự chủ là xu thế tất yếu phải thực hiện ở các bệnh viện công lập. Cơ chế tự chủ nhằm mục tiêu giảm dần kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước; tạo quyền chủ động cho các bệnh viện trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, để cơ chế tự chủ phát huy hiệu quả, trước hết, các bệnh viện phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành để tăng thu, tiết kiệm chi. Bên cạnh đó, các cấp, ngành, đơn vị liên quan phải xem xét, điều chỉnh để viện phí được tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành giá. Ngoài ra cần điều chỉnh một số quy định, cơ chế pháp lý để "cởi trói", giao quyền tự chủ cho các bệnh viện trong nhiều hoạt động.
Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa
Năm 2024, trên thế giới, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng lên hơn 463 triệu người. Tại Việt Nam, có khoảng hơn 7 triệu người mắc căn bệnh này, đáng chú ý là đái tháo đường đang trẻ hóa với tốc độ rất nhanh.
Các ổ dịch bệnh bạch hầu nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, Việt Nam ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Thanh Hóa: Số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng mạnh
Tại Thanh Hoá, số trẻ mắc bệnh sởi vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ngành y tế khuyến cáo nếu không đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.
Những điều cần biết về bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người cao tuổi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa. Bệnh có thể điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Để có cái nhìn tổng quát về bệnh đục thủy tinh thể, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Việt Cường, Trưởng khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.
Các địa phương cần tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thời gian qua, các địa phương trong cả nước đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo kế hoạch. Đến nay, gần 961.800 trẻ tại 31 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine này. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố vẫn chưa đảm bảo tiến độ tiêm chủng. Trước tình hình trên, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi.
Bổ sung điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế trong chẩn đoán, điều trị ung thư
Thông tư 39 của Bộ Y tế vừa được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với một số điểm mới tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có bổ sung điều kiện thanh toán một số kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư.
Ngày hội hiến máu tình nguyện tại huyện Thường Xuân
Trong hai ngày 26 và 27/11, Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện huyện Thường Xuân phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh và Trung tâm huyết học truyền máu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024.
Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm bù vaccine sởi cho trẻ chưa được tiêm
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi, trong đó yêu cầu các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi.
Kháng thuốc là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là "sát thủ vô hình", trực tiếp cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người và là yếu tố góp phần gây ra 5 triệu ca tử vong khác mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm.
Chú trọng đảm bảo dinh dưỡng để trẻ mầm non phát triển toàn diện
Thời gian qua, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá cũng luôn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và bổ sung sữa trong từng bữa ăn bán trú, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất tinh thần và trí tuệ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.