Khoa học và Công nghệ - Động lực phát triển kinh tế - xã hội
Xác định khoa học, công nghệ là khâu đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt, nhiều dự án khoa học và công nghệ đã được triển khai và áp dụng vào sản xuất, góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cấu phát triển bền vững của địa phương.
Một trong những nét nổi bật, trong công tác quản lý Nhà nước về nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, đó là Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan để tham mưu cho Hội đồng khoa học tỉnh nâng cao chất lượng đặt hàng và xét duyệt, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đảm bảo lựa chọn các nhiệm vụ có tính khả thi, hiệu quả, giải quyết những vấn đề của ngành và thực tiễn đặt ra. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa 18 được tổ chức vào tháng 7 năm 2024, thông qua phiên chất vấn của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở KH&CN đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh văn bản chỉ đạo để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 – 2025. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, xét giao trực tiếp, thẩm định, phê duyệt kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiến độ và đúng pháp luật. Do đó, chất lượng nhiệm vụ KH&CN được nâng lên, góp phần phục vụ thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong năm, ngành khoa học và công nghệ tỉnh tổ chức quản lý 192 nhiệm vụ KHCN, trong đó có 17 nhiệm vụ cấp quốc gia, 175 nhiệm vụ cấp tỉnh với tổng kinh phí trên 280 tỷ đồng. Các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y dược, du lịch... Đến nay, đã đánh giá nghiệm thu 18 nhiệm vụ KH&CN; kiểm tra, xác nhận khối lượng 19 nhiệm vụ. Nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã được ứng dụng hiệu quả, phát huy tốt vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Năm 2024, Viện Nông nghiệp đã hoàn thành nghiệm thu 4 nhiệm vụ và tiếp tục được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt 3 danh mục nhiệm vụ về chọn tạo giống và tạo ra giống mới gắn với hoạt động nuôi cấy mô. Viện đang tập trung phát triển các giống nuôi cấy mô, tạo ra các sản phẩm hàng hoá quy mô lớn để cung cấp ra thị trường, nâng cao giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh".
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu, chuyển giao thành công đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.


Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Vicenza
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Vicenza cho biết thêm: "Chúng tôi đi vào các nhóm giải pháp áp dụng thiết bị tiến tiến, tự động hóa cao để nâng cao chất lượng, giảm hao phí trong sản xuất".
Xác định sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế xã hội ở địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã tham mưu và triển khai đồng bộ các giải pháp, lồng ghép các chính sách nhằm thúc đẩy xác lập, khai thác, bảo vệ, thực thi quyền SHTT trong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các chương trình, đề án, kế hoạch của ngành, địa phương. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang quản lý 1 nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; 8 nhiệm vụ về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 429 tổ chức, cá nhân được cấp tổng cộng 1.080 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó có 112 trong tổng số 531 sản phẩm OCOP đã được cấp văn bằng bảo hộ, gần 200 sản phẩm đã nộp đơn đăng ký bảo hộ.


Chị Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Yến sào Vietnest huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Chị Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Yến sào Vietnest huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Việc đăng kí bảo hộ thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng, nâng cao giá trị sản phẩm. Thị trường chúng tôi hiện nay rất nhiều đại lý, nhà phân phối lớn trong nước, đặc biệt, đẩy mạnh các sản phẩm trọng điểm để xuất khẩu sang Trung Quốc và Malaysia".
Để thúc đẩy, phát triển tiềm lực KHCN và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tiếp tục phối hợp Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật của tỉnh và các doanh nghiệp, trường Đại học trong và ngoài tỉnh để tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, xây dựng đội ngũ quản lý khoa học; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, trong các doanh nghiệp, trường Đại học, cơ sở đào tạo với nhu cầu thị trường. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa tích cực tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, qua đó từng bước thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển.


Anh Lê Đức Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Hồng Đức
Anh Lê Đức Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Trung tâm định hướng xây dựng thành một không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vươn ươm cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp, ứng dựng khoa học công nghệ".
Năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo đà bứt phá để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, đặc biệt là Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học; công nghệ; chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phục vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Do vây, trong thời gian tới, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh tiếp tục chỉ đạo các giải pháp thực hiện đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp, trường đại học, cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu thị trường; đẩy mạnh thương mại hoá, xã hội hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Huy động các nguồn lực để đưa KH&CN trở thành một trong những lĩnh vực trọng điểm, ngày càng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến và đổi mới sáng tạo, từ đó tác động thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.

Việt Nam sắp có Trung tâm Dữ liệu siêu lớn
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức khởi công Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm dữ liệu có quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.