Đường dây nóng: 0237 3721150

Khoa học và công nghệ tạo đột phá về chất lượng sản phẩm

Thời gian qua, khoa học và công nghệ góp phần giúp sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, đưa Việt Nam tiếp tục trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản. Khoa học và công nghệ đã đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

05/02/2022 15:45

 

Xe chỉ xơ dừa làm nguyên liệu dệt thảm xơ dừa. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Xe chỉ xơ dừa làm nguyên liệu dệt thảm xơ dừa. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Nhiều chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia được triển khai phát triển nông nghiệp, đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Theo đó, cải thiện cơ cấu giống và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Trong giai đoạn 2013-2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 529 giống mới (393 giống cây trồng, 12 giống thủy sản, 82 giống cây lâm nghiệp và 42 giống vật nuôi). Công tác chọn tạo và sản xuất giống đã có hiệu quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các giống cây trồng đều cho năng suất vượt giống cây trồng phổ biến cùng loại đang sản xuất từ 10-15%. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đối tượng chăn nuôi được cơ cấu lại, xác định rõ thứ tự ưu tiên về loại sản phẩm chính từ lợn, gà, bò thịt, bò sữa…

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ngày càng được nhân rộng như các hệ thống nhà màng, nhà kính, nhà lưới kết hợp với ứng dụng công nghệ số để điều khiển tự động hoặc bán tự động; ứng dụng công nghệ Bigdata, IoT, AI trong việc quản lý và chăm sóc cây trồng, vật nuôi, công nghệ tưới tiết kiệm; ứng dụng canh tác không dùng đất như thủy canh, trồng cây trên giá thể. Nhiều nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng ứng dụng khoa học và công nghệ rất cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra… là động lực để nhiều doanh nghiệp sẵn sàng “dốc hầu bao’’ đầu tư công nghệ cao, tiên tiến ngang tầm khu vực.

Đi đầu trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải kể đến tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, với 60.200 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt 20% diện tích canh tác, tỉnh hình thành 19 vùng nông nghiệp. Toàn tỉnh có 12 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô canh tác trên 286 ha chủ yếu là rau, hoa và khoảng hơn 3.200 con bò sữa; 31 hợp tác xã, 59 trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao… Nhiều diện tích sản xuất đã cho doanh thu 500 triệu đồng đến hai tỷ đồng/ha, cá biệt có nơi đạt từ tám tỷ đến 24 tỷ đồng/ha.

Tại Bến Tre, việc ứng dụng khoa học và công nghệ đã giúp nhiều sản phẩm dừa của tỉnh tăng giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Hiện, tỉnh có khoảng 182 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động đa dạng. Một số ngành chính như chế biến vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, nước dừa chiếm 28,52% tổng số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 9.500 lao động. Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực. Việc nhập nội nguồn gen cây dừa và chọn lựa cây đầu dòng đã cung cấp nhanh số lượng lớn các cây dừa giống đủ tiêu chuẩn, cây giống đã thích nghi tự nhiên với các điều kiện sinh thái. Đối với các vùng trồng dừa và các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ dừa, được hỗ trợ kinh phí xây dựng, áp dụng và chứng nhận lần đầu tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây cũng là một trong những bước đi quan trọng của tỉnh Tiền Giang. Tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, trọng điểm là cây ăn trái. Do vậy, việc lựa chọn chiến lược đầu tư và thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là hướng đi phù hợp và được triển khai thực hiện nhiều năm qua. Đến nay, Tiền Giang có khoảng 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất hơn 47.000 tấn/năm. Để tận dụng và phát huy cao nhất các tiềm năng sẵn có của tỉnh và gắn tái cấu trúc công nghiệp với tái cơ cấu nông nghiệp, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghiệp chế biến trái cây đầu tư vào tỉnh.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành một trong 15 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản. Nhiều nông sản Việt Nam đã có mặt trên các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất. Trong giai đoạn 2021-2030, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất ưu tiên thực hiện hiệu quả các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, sản phẩm lợi thế của địa phương. Đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản, đẩy mạnh chuyển đổi số… để tạo nên những đột phá về chất lượng.

 
Gia Bảo/ Báo Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc

08:08 , 11/07/2025

Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng

18:11 , 09/07/2025

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI

16:18 , 09/07/2025

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cảnh báo mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7

Cảnh báo mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7

15:39 , 09/07/2025

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá cánh báo có mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

15:21 , 07/07/2025

Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57.

Bán thuốc trực tuyến bắt buộc công khai chứng chỉ hành nghề và số điện thoại người tư vấn

Bán thuốc trực tuyến bắt buộc công khai chứng chỉ hành nghề và số điện thoại người tư vấn

09:06 , 07/07/2025

Nghị định 163/2025 của Chính phủ yêu cầu bắt buộc các cơ sở kinh doanh dược khi hoạt động trên các ứng dụng hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai đầy đủ các thông tin pháp lý liên quan.

Trước 1/1/2026, sổ bảo hiểm điện tử sẽ tích hợp trên VNeID

Trước 1/1/2026, sổ bảo hiểm điện tử sẽ tích hợp trên VNeID

09:04 , 07/07/2025

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ chính thức được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và dự kiến hoàn thành chậm nhất vào ngày 1/1/2026. Đây là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mang lại những giá trị thiết thực và tiện ích vượt trội cho người dân trong việc tiếp cận và quản lý các quyền lợi về an sinh xã hội.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số

08:49 , 07/07/2025

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số, làm cơ sở để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, thuận tiện của người dân.

Cảnh báo mã độc nhắm đến hàng trăm ứng dụng ngân hàng trên toàn cầu

Cảnh báo mã độc nhắm đến hàng trăm ứng dụng ngân hàng trên toàn cầu

09:01 , 05/07/2025

Các chuyên gia đã phát hiện một loại mã độc nhắm đến nền tảng Android, mang tên gọi “Godfather”, có khả năng tạo ra một môi trường ảo cách ly trên các thiết bị di động để đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản, chiếm quyền kiểm soát các ứng dụng ngân hàng, tài chính trên thiết bị.

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn

08:27 , 04/07/2025

Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.