Khoa Nông – Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn
Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, những năm qua, Khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức đã có nhiều đổi mới phù hợp với xu hướng, nhu cầu của xã hội. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa đang tiếp tục phấn đấu, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025, theo đó, thực hiện một trong 6 chương trình trọng tâm là “Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” , và 1 trong 3 khâu đột phá là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ”.
Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức ra đời cùng với việc thành lập Trường theo Quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là 1 trong 3 khoa đầu tiên của Trường được tuyển sinh đào tạo bậc đại học. Đến năm 2007 và năm 2014, Khoa tiếp tục lần lượt được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đây là những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển. Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 1 trong 2 khoa của Trường có đầy đủ các bậc đào tạo từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức đã đào tạo được 01 tiến sĩ, 240 thạc sĩ, hơn 1800 kỹ sư hệ chính quy và hơn 3.500 kỹ sư/cử nhân hệ vừa làm vừa học. Đội ngũ cán bộ giảng viên có 45 người (gồm 01 Phó Giáo sư, 16 tiến sĩ, 25 Thạc sĩ và 3 cử nhân). Hiện nay, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp đang quản lý và tổ chức đào tạo 01 chuyên ngành tiến sĩ (Khoa học cây trồng), 01 chuyên ngành thạc sĩ (Khoa học cây trồng) và 04 ngành đại học (Nông học, Chăn nuôi, Quản lý đất đai, Lâm nghiệp), hình thức đào tạo gồm chính quy, liên thông, văn bằng 2, vừa làm vừa học.
Ngay từ khi còn là sinh viên khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức, chị Lê Thị Vân đã ấp ủ niềm đam mê với nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi ra trường, chị xin vào làm việc cho Tập đoàn Netafim- Israel tại Việt Nam, cũng chuyên về lĩnh vực này. Với những kiến thức được học và kinh nghiệm khi đi làm, năm 2017 chị quyết định khởi nghiệp bằng việc xây dựng trang trại sản xuất dưa công nghệ cao hơn 5000 m2 tại quê hương mình.
Sau 2 năm sản xuất thành công, năm 2019, chị Vân thành lập Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm chuyên về xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị nông nghiệp công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, hiện công ty chị đang liên kết sản xuất rau, quả công nghệ cao với gần 100 hộ dân trong tỉnh. Nhờ đi đúng hướng, các sản phẩm rau, quả công nghệ cao của công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm tạo được uy tín cho khách hàng, thị trường tiêu thụ mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là hướng đi bền vững, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.
Cũng tên là Lê Thị Vân và cũng là cựu sinh viên của Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức, người phụ nữ này là Bác sĩ của Bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa (là bệnh viện thú y). Khi còn đi học, chị được các thầy cô truyền tải không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn cả tình yêu với nghề. Bởi vậy khi ra trường, dù gặp rất nhiều khó khăn, bác sỹ Vân vẫn vững tin với nghề đã chọn. Là bác sĩ điều trị chính của bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa, chị Vân đã cứu sống nhiều ca khó cho các bệnh nhân thú cưng. Bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa cũng hợp tác với khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức giúp đỡ sinh viên thực tập, bác sỹ Vân trực tiếp chỉ dạy cho nhiều bạn sinh viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.
Một cựu sinh viên khác trưởng thành từ Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức là anh Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới. Khi còn là sinh viên, anh luôn tìm tòi, đặt mục tiêu làm ra các sản phẩm nông nghiệp gần gũi với đời sống, có thể làm giàu cho quê hương. Giờ đây, ước mơ đã thành sự thật, khi anh đưa cây rau má trở thành thương phẩm tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, anh còn giúp đỡ được nhiều hộ nông dân khi triển khai mô hình liên doanh liên kết thâm canh rau má nguyên liệu với diện tích 80 ha ở các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh...
Trong những năm qua, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đối với các ngành, chuyên ngành hiện đang là thế mạnh của Khoa; khảo sát nhu cầu thị trường lao động, từ đó chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hướng mở các mã ngành mới, các hình thức đào tạo linh hoạt; đồng thời, thường xuyên hợp tác với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành. Hội thảo là cầu nối để các nhà khoa học, nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trao đổi, chia sẻ chiến lược và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững; đưa ra những khuyến nghị để Trường Đại học Hồng Đức và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có những điều chỉnh phù hợp trong đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế.
Mới đây, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp đã phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo "Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững". Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận 4 nhóm vấn đề, gồm: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch bệnh, chế biến sâu nông sản… theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, điện toán đám mây, từ trường, trí tuệ nhận tạo... trong đánh giá đất và quy hoạch vùng sản xuất, quản lý sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu quản lý, bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa; Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn…
Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp có cơ sở thực hành diện tích 3 ha, ngay trong khuôn viên nhà trường, bao gồm hệ thống nhà màng, nhà lưới, vườn ươm cây giống, ao nuôi trồng thủy sản… đáp ứng yêu cầu đào tạo tốt nhất trong các lĩnh vực: công nghệ sinh học, sinh lý, sinh hóa cây trồng, vật nuôi; phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất, nước, phân bón, nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, khoa còn tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn cho sinh viên.
Trong thời gian tới, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với sử dụng, thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đóng góp nguồn lực để tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành cực tăng trưởng mới theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.