Khởi động lại tuyến vận tải container Quốc tế tại cảng Nghi Sơn
Sau một thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 và tình hình thế giới, ngày 29/12, Cảng quốc tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa lại bắt đầu đón tàu container quốc tế cập cảng. Đây cũng là kết quả tích cực từ việc Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong kêu gọi, khuyến khích các hãng tàu mở tuyến và chuyến vận tải container qua Cảng quốc tế Nghi Sơn.
Vào 10h5p sáng ngày 29/12, tàu Biển Đông Mariner có trọng tải 10.000 tấn, tương đương 1.016 Teus của Công ty vận tải biển VIMC đã cập Cảng quốc tế Nghi Sơn. Đây là lần đầu tiên Công ty VIMC mở tuyến qua Cảng quốc tế Nghi Sơn đi Ấn Độ.

Công ty vận tải biển VIMC, thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có đội tàu vận chuyển quốc tế và hệ thống khách hàng trên toàn cầu. Sau khi nghiên cứu vị trí địa lý, giao thông và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, sự hỗ trợ của Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các đơn vị liên quan, công ty đã lựa chọn cảng quốc tế Nghi Sơn làm một điểm đưa tàu container. Như vậy, cùng với Hãng tàu biển quốc tế CMA - CGM, đến thời điểm này, đã có 2 hãng tàu biển có hoạt động vận chuyển container qua Cảng quốc tế Nghi Sơn.

Ông Vũ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm vận tải Container - Công ty vận tải biển VIMC
Ông Vũ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm vận tải Container - Công ty vận tải biển VIMC cho biết: "Cảng Nghi Sơn có cơ sở hạ tầng tốt, chúng tôi đánh giá cán bộ và hậu cần ở Nghi Sơn chuyên nghiệp, phù hợp với hãng tàu để đưa ra dịch vụ hoàn hảo, tốt nhất với khách hàng khu vực Nghi Sơn. Năm 2023, chúng tôi vẫn tiếp tục lựa chọn Cảng Nghi Sơn là đơn vị đồng hành tại khu vực Thanh Hóa."
Ngày 13/7/2022, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 248 về "Chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; Hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn". Chính sách này được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút nhiều hãng tàu mở tuyến container qua Cảng Quốc tế Nghi Sơn, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn về dịch vụ vận chuyển quốc tế, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.