Khởi nghĩa Lam Sơn - Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng đất nước
Từ núi rừng Lam Sơn, cách đây tròn 600 năm, mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, kêu gọi toàn dân nổi dậy chống giặc Minh xâm lược. Suốt 10 năm ròng rã nếm mật nằm gai, chiến đấu gian khổ, dưới sự chỉ huy tài tình của Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi hoàn toàn, quét sạch giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi nước Nam.
Bối cảnh lịch sử đất nước Đại Việt (trong đó có Thanh Hóa) cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV diễn ra nhiều biến động, trong đó đáng chú ý là sự khủng hoảng của nhà Trần, việc thay thế của nhà Hồ, sự xâm lược và đô hộ của nhà Minh, nhân dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa... Sau khi cuộc khởi nghĩa của hai tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng thất bại hoàn toàn vào năm 1413, sứ mệnh lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc được giao lại cho Lê Lợi và những người đồng chí đồng lòng cùng “nằm gai nếm mật” với ông. Vốn là người hiểu rất rõ địa lợi, nhân hòa của vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa, Lê Lợi đã xây dựng và đặt nền móng vững chắc cho căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Đó là vùng núi Lam (tức núi Cham) trong không gian địa lý hành chính hương Lam Sơn là nơi khởi phát, để rồi sau đó, cả trước, trong và sau khởi nghĩa, vùng đất Lam Sơn đã trở thành “đất căn bản”. Những năm tháng hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trên địa bàn Thanh Hóa là giai đoạn hoạt động dài nhất, gian khổ nhất, bởi khi đó “nghĩa binh mới dấy”, mà “thế giặc đương hăng”, có lúc rơi vào tình thế phải “đình chiến hai năm để củng cố lực lượng” nhưng với nghị lực phi thường, lại được nhân dân đùm bọc, chở che, giúp đỡ, nên nghĩa quân đã vượt qua bao khó khăn nguy hiểm, dần khôi phục và phát triển được phong trào. Sau khoảng thời gian xây dựng và củng cố lực lượng trên địa bàn núi rừng Thanh Hóa và trên cơ sở kế hoạch chiến lược của tướng quân Nguyễn Chích, nghĩa quân Lam Sơn đã mở rộng địa bàn hoạt động xuống Nghệ An, “nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông”, tạo thành “chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”.
Bình Định Vương Lê Lợi và Tướng Nguyễn Chích (Hình mình họa)
Từ đây, nghĩa quân có thể khống chế Tân Bình, Thuận Hóa ở phía nam và uy hiếp, tấn công ra phía Bắc, tiến tới giải phóng Đông Quan vào cuối năm 1427. Trong những thắng lợi mang tính chất quyết định đến cục diện của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, sự tham gia và đóng góp của các địa phương (Thuận Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình, Bắc Giang), dòng họ (họ Vi) , giới phụ nữ là rất lớn lao. Đó là minh chứng góp phần khẳng định “ tính nhất nhân dân rộng rãi”, “lòng dân quyết định mọi thành bại của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cứu nước hồi đầu thế kỷ XV” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vì đấy chính là đặc điểm nổi bật nhất và cũng là cội nguồn sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hoàn toàn khác so với cuộc kháng chiến của nhà Hồ cũng như tất cả các cuộc khởi nghĩa chống Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn. Song xét đến cùng, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của bộ tham mưu nghĩa quân là yếu tố tiên quyết đến mọi thắng lợi, trong đó Lê Lợi và Nguyễn Trãi là hai vị lãnh tụ xuất sắc nhất của nghĩa quân, hai anh hùng vẻ vang của dân tộc.
Hội thề Đông Quan (Hình minh họa)
Đặc biệt, Lê Lợi không chỉ là anh hùng kiệt xuất trong khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò chủ động kiến tạo Hội thề Đông Quan, Hội thề kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình lâu dài giữa nhà nước Đại Việt và nhà Minh (Trung Quốc) mà còn được suy tôn là vị Tổ trung hưng thứ hai (tiếp nối Tổ trung hưng thứ nhất là Ngô Quyền và sau Thủy tổ dựng nước là Hùng Vương).
(Còn nữa)
Nguyễn Hường - Văn Hùng
Đọc thêm
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.