Không chỉ ngon ngọt, quả vải còn là "khắc tinh" của bệnh ung thư
Không chỉ là một sản vật mùa hè, trái vải còn mang trong mình khả năng phòng ngừa bệnh tật đáng kinh ngạc, thậm chí loại trái cây này còn được xem là "khắc tinh" của ung thư.
Giá trị sức khỏe đáng kinh ngạc của vải
Mùa vải đến là dịp chúng ta có cơ hội thưởng thức một sản vật vừa ngon lành vừa bổ dưỡng mà thiên nhiên đã ban tặng. Đi cùng với hương vị đặc sắc, hàm lượng dinh dưỡng mà trái vải sở hữu cũng rất đáng kinh ngạc. Theo ước tính, trong mỗi 100g cơm vải có chứa: 0.7g Protein, 0.6g lipit, 13.3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg Magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác.

Nhấn để phóng to ảnh
Hàm lượng dưỡng chất dồi dào khiến vải trở thành một loại trái cây mang đến nhiều giá trị cho sức khỏe như: điều hòa huyết áp, chống tia UV, giúp xương chắc khỏe, tăng sự ham muốn, giảm cân, duy trì mái tóc chắc khỏe và đặc biệt là phòng, chống ung thư.
Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quả vải chứa hàm lượng các hoạt chất sinh học có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, vốn là nguyên nhân dẫn đến lão hóa và nhiều bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Bên cạnh khả năng phòng ngừa ung thư, các polysaccharides hay polyphenols trong loại quả này còn được chứng minh về tác dụng làm chậm tốc độ phát triển của các khối u trong cơ thể.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngoài ra, vải còn rất dồi dào các thành phần có ích khác như: protein, uronic acid, arabinose, galactose, xylose… đều có khả năng chống lại nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau, điển hình là ung thư gan và ung thư phổi.
Một số công trình khoa học gần đây cũng cho thấy, việc ăn vải thường xuyên giúp kích thích các tế bào miễn dịch như đại thực bào, tế bào NK tìm, diệt mầm mống ung thư trong cơ thể.
Không chỉ có cơm vải, các thử nghiệm sử dụng chiết xuất vỏ hay hạt vải, để điều trị ung thư trên động vật cũng cho thấy các kết quả rất khả quan, đặc biệt là đối với ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Ăn vải đúng cách để tối ưu giá trị sức khỏe mang lại
Bên cạnh ăn vải tươi, thì vải ngâm đường hoặc vải sấy khô là cách giúp chúng ta có thể thưởng thức vải khi đã hết mùa. Cần lưu ý rằng, vì vải có hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả), người trưởng thành cũng không nên ăn quá 10 quả vải mỗi lần, bởi ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngoài ra, y học cổ truyền cho rằng, quả vải thuộc loại thức ăn có tính ôn, ăn nhiều sẽ “sinh hỏa” và dân gian cũng có câu “một quả vải bằng ba ngọn đuốc”. Vì vậy, khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn.
Minh Nhật/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.