Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.
Xác định trong môi trường lớp học bán trú rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi, nên phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, phải kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bệnh để điều trị và có biện pháp cách li, tránh lây lan thành dịch.

Bà Mai Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Thịnh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Mai Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Thịnh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã ghi nhận một vài trường hợp mắc sởi nhưng rải rác. Các trường hợp đều được phát hiện, cách ly ngay, không để lây lan. Nhà trường đã tăng cường các giải pháp vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên, đảm bảo an toàn trường học.
Từ đầu năm đến nay, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã ghi nhận các trường hợp học sinh mắc sởi. Tuy nhiên, các ca bệnh xuất hiện rải rác và đã được cách ly, điều trị kịp thời, không để phát sinh ổ dịch tại trường học.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, các nhà trường đã chú trọng công tác vệ sinh phòng học, bếp ăn, đồ dùng bán trú của học sinh.

Quán triệt giáo viên phải tăng cường trao đổi với phụ huynh, chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ mỗi ngày, kịp thời phát hiện những trường hợp trẻ mắc bệnh để có biện pháp cách li, tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường giáo dục cho trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự phục vụ, tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Bà Hồ Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Mầm non VietKids, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường có hơn 600 học sinh. Đến nay chưa ghi nhận ca mắc sởi. Nhà trường thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn phòng học, đồ dung bán trú bằng cloraminB, tuyên truyền cho phụ huynh các biện pháp phòng dịch.

Thạc sĩ Trấn Văn Thạch, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS & THPT QTH School, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thạc sĩ Trấn Văn Thạch, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS & THPT QTH School, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, xác định trường học không chỉ là môi trường học tập mà còn phải đảm bảo an toàn, nhà trường yêu cầu giáo viên thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh, khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh, tăng cường các biện pháp vệ sinh trường lớp, tăng cường dinh dưỡng cho học sinh.
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng việc tiêm chủng đầy đủ và giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sinh hoạt và học tập. Bởi vậy, cùng với trách nhiệm của nhà trường, các phụ huynh cũng cần nâng cao ý thức phòng bệnh, đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho con em mình cũng như của cộng đồng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.