Không được ép buộc tổ chức, cá nhân đóng góp công đức cho tổ chức lễ hội, di tích
Đây là quy định của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Dự thảo đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.
![]() |
Khuyến khích công đức theo hình thức chuyển khoản - Ảnh minh họa |
Không tiếp nhận tiền công đức, tài trợ kèm theo các điều kiện làm sai lệch bản chất, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, truyền thống của lễ hội; làm sai lệch kiến trúc di tích, xâm hại cảnh quan, danh lam thắng cảnh và vi phạm quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo.
Khuyến khích công đức bằng tiền theo hình thức chuyển khoản, phương thức điện tử
Dự thảo đề xuất người làm công đức, tài trợ bằng cách: Bỏ tiền vào hòm công đức; đưa cho bộ phận tiếp nhận công đức tại di tích; chuyển tiền vào tài khoản của cơ sở quản lý di tích mở tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước. Khuyến khích công đức bằng tiền theo hình thức chuyển khoản, phương thức điện tử.
Cơ sở quản lý di tích bố trí người tiếp nhận công đức tại khu vực tiếp nhận công đức trong di tích; mở sổ sách ghi chép đầy đủ, chính xác từng khoản công đức đã tiếp nhận; ghi phiếu công đức theo đề nghị của người làm công đức.
Đối với quản lý tiền trong hòm công đức: Cơ sở quản lý di tích căn cứ tình hình thực tế để quyết định số lượng hòm công đức đặt tại di tích, bảo đảm thuận lợi cho việc công đức. Hòm công đức đảm bảo mỹ quan, bền vững và phù hợp với di tích; được niêm phong và sử dụng tối thiểu 2 loại khóa, chìa của mỗi khóa được giao cho cơ sở quản lý di tích và Trưởng ban quản lý di tích quản lý độc lập.
Tiền công đức, tài trợ cho di tích được sử dụng để chi: Hương hoa, lễ vật, phẩm vật, đèn nhang tại di tích; tuyên truyền, phổ biến về nguồn gốc, giá trị di sản văn hóa của di tích; chi bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; chi đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động của di tích; chi các hoạt động từ thiện gắn với di tích...
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lễ Giỗ Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc
Sáng ngày 05/3 năm Ất Tỵ, tức ngày 02/4/2025, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương đã tổ chức Lễ giỗ lần thứ 1404 năm của Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc - húy danh Lê Hữu.

Người lính Hàm Rồng và kỷ niệm được gặp Bác Hồ
Năm 1968, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông Lê Xuân Thanh, một người con của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá vinh dự được ra Thủ đô Hà Nội, báo công với Bác. Đối với ông, đây là kỷ niệm thiêng liêng, không thể nào quên.

Hàm Rồng - Vùng đất văn hóa, lịch sử và thắng tích
Từ xa xưa, Hàm Rồng đã được xem là nơi có vị thế đặc biệt quan trọng, là một phần biểu tượng của mảnh đất và con người Thanh Hóa. Không chỉ là vùng thắng tích, nơi chứa đựng những vỉa tầng văn hóa dày sâu và rực rỡ, Hàm Rồng còn gắn liền với những chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.

Bình yên giữa tán cây rừng
Giữa tán cây rừng bình yên, ẩn giấu biết bao huyền tích, ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh hiện đang lưu giữ bốn sắc phong quý có từ thời nhà Nguyễn, là một trong những minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền thờ chúa Thượng Ngàn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.