Khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá
Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong 3 khâu đột phá được Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xác định trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Vì vậy, Nghị Quyết số 20 ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được coi là bước thể chế hoá kịp thời nhằm khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển.
Công ty TNHH Phương Linh, thành phố Thanh Hoá là đơn vị đầu tiên được hỗ trợ kinh phí từ chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ theo Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh Thanh Hóa. Với nguồn hỗ trợ 627 triệu đồng, công ty đã đầu tư phòng xét nghiệm, ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị.
Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh quy định 5 nội dung hỗ trợ là hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật cao trong khám bệnh, chữa bệnh; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thẻ chân trắng; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chế biến lúa gạo theo chuỗi giá trị hàng hoá quy mô lớn; hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cao trong bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản và hỗ trợ đầu tư mới hoặc dổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo hay còn gọi là cát nghiền. Mức hỗ trợ tuỳ theo từng nội dung và được áp dựng theo tỷ lệ 30% trên tổng giá trị đầu tư và mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/1 tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Tổng giám đốc tổng Công ty công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi tiếp nhận thông tin tỉnh có chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn đầu tư nâng cao hiệu quả và gía trị sản xuất và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ."
Ông Nguyễn Ngọc Tuý, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Thanh Hoá cho biết thêm: "Chuẩn bị tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện có hiêu qủa Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh, làm sao cho 5 chính sách mà HĐND tỉnh phê duyệt đến được với người dân, doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xất kinh doanh sau dịch Covid-19 và ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá cua doanh nghiệp."
Nghị quyết 20 của HĐND tỉnh Thanh Hóa có mục tiêu chung là đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm, đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa; khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ; tích cực tham gia và ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.
Huy động cộng đồng Internet Việt Nam chung tay để giảm thiểu lạm dụng tên miền
Trong bối cảnh các vụ lừa đảo, vi phạm pháp luật trên Internet ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến người dân và doanh nghiệp, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật".
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ngành ngân hàng
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang đầu tư, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, mang đến những tiện ích cho khách hàng.
Tiếp tục xây dựng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phát triển ngày càng vững mạnh
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực, ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà, từng bước khẳng định được vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.
Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa
Xu hướng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành công nghệ số tại Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức
Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận gần 125.400 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
Việt Nam là điểm đến tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Trong bối cảnh ngành bán dẫn thế giới không ngừng phát triển, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng, hứa hẹn mang đến những cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho ngành công nghiệp này.
9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực
9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2023
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137 ngày 23/10/2024 nhằm hướng dẫn cơ quan nhà nước chuyển đổi một số hoạt động lên môi trường điện tử toàn trình.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các chủ thể sản xuất đã tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhãn mác bao bì, đồng thời chủ động tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể
Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là “giấy khai sinh” cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thời gian qua chương trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đã từng bước được huyện Thọ Xuân quan tâm tạo dựng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.