Khuyến khích ý tưởng sáng tạo của người lao động
Trong khảo sát gần đây của Viện Năng suất Việt Nam cho thấy, một trong những hạn chế trong đổi mới sáng tạo của nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn là chưa tạo được môi trường đổi mới sáng tạo, chưa khuyến khích được người lao động đề xuất ý tưởng sáng tạo.
Sản xuất LED SMD tự động tại Rạng Đông.
Nhiều doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo dựa nhiều vào đổi mới công nghệ, mà chưa tập trung áp dụng các giải pháp quản lý để tối ưu quy trình, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
Thực tế, thành công của những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thời gian qua gắn liền với việc xây dựng văn hóa cải tiến, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Thí dụ, tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, sáng kiến của công nhân trên dây chuyền hay nhân viên trong các khối nghiệp vụ đã được áp dụng liên tục để cải tiến, chế tạo dây chuyền mới, giúp tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, tối ưu hóa mặt bằng sản xuất...
Sau hai năm phát động phong trào thi đua đổi mới sáng tạo (năm 2020-2021), Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã nhận được 3.360 sáng kiến, trong đó có 2.255 sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả lớn trong sản xuất, kinh doanh. Bộ phận “tinh hoa” là các nhà khoa học, các kỹ sư đưa tri thức áp dụng vào sản xuất thì các công nhân trên dây chuyền đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng trên cơ sở thực tiễn đã góp phần tạo các sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao và các quy trình sản xuất tối ưu.
Thời gian qua, thông qua chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, nhiều sáng kiến làm lợi cụ thể đã được Nhà nước tôn vinh. Các sáng kiến đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, và ngược lại. Việc ghi nhận, tôn trọng sự sáng tạo của người lao động đã tạo động lực để họ đổi mới sáng tạo, gắn bó với doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo không ngừng, thúc đẩy năng suất, chất lượng. Doanh nghiệp có nhiều đổi mới sẽ tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn doanh nghiệp ít đổi mới. Trong khi đó, mỗi đổi mới trong doanh nghiệp đều xuất phát từ những ý tưởng sáng tạo của người lao động, do đó, cần khơi dậy, quản lý hiệu quả các ý tưởng sáng tạo. Theo dự đoán của các chuyên gia, ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ sôi động vì trong điều kiện khó khăn về hạ tầng, máy móc hay thiếu nhà quản lý giỏi, thì các doanh nghiệp này luôn có xu hướng tìm ý tưởng, tìm nguồn lực, hoàn cảnh tạo ra những con người sáng tạo. Do đó, cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở khu vực này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để các tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp được quản lý, tận dụng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh, đổi mới, tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp, thì các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ cần giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng để bảo đảm những ý tưởng sáng tạo được nuôi dưỡng và thực hiện đúng cách nhất. Trong đó, doanh nghiệp cần được tiếp cận bộ tiêu chuẩn ISO 56000 với các hướng dẫn quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả.
Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, với các chiến lược, kế hoạch nhất quán, chứ không chỉ dừng ở các chương trình, cuộc thi sáng tạo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho người có ý tưởng sáng tạo, bởi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng quan trọng không kém việc đổi mới, phát triển sản phẩm.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.