Kiếm hàng trăm triệu đồng từ mo cau tưởng bỏ đi
Mo cau trước đây chỉ là vật bỏ đi thì nay được làm thành chén, đĩa, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Những ngày này, cơ sở sản xuất chén, đĩa từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến (38 tuổi) và những người bạn tại Cụm công nghiệp Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đang hoạt động hết công suất.
Trong vòng 1 tháng, cơ sở của anh phải hoàn thành đơn hàng 50.000 sản phẩm chén, đĩa, khay đựng cơm cho đối tác ở Hàn Quốc.
Anh Tuyến chia sẻ việc nhận được các đơn hàng lớn từ nước ngoài cho thấy sản phẩm thân thiện từ mo cau đang được ưa chuộng.
![]() |
Để có được thành công như ngày hôm nay, anh Tuyến và những người bạn phải nỗ lực rất nhiều. Là người gốc tỉnh Phú Yên, trong một lần ra Quảng Ngãi công tác, anh nhận thấy vùng đất này trồng rất nhiều cau. Thông thường, người dân chỉ bán trái cau, còn mo cau thì bỏ đi, rất lãng phí.
Do đó, vào tháng 9/2019, anh Tuyến cùng các bạn quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất chén, đĩa từ mo cau.
"Trước kia mo cau rụng đầy vườn thì nay bà con thu lại rồi bán cho mình. Mỗi mo cau được mua với giá 1.000 đồng giúp nhà vườn có thêm thu nhập", anh Tuyến cho biết thêm.
![]() |
Anh Huỳnh Lưu Tin - quản lý sản xuất - chia sẻ, mo cau được ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch, để ráo sau đó được đưa vào máy ép nhiệt độ cao tạo thành các sản phẩm như chén đĩa, khay đựng cơm… Khuôn tạo hình sản phẩm có nhiệt độ từ 80 độ C đến 120 độ C, mo cau được ép trong thời gian 40 giây để tạo hình và làm khô.
Hiện cơ sở này có 5 máy ép. Mỗi máy có 5 khuôn với công suất 200 sản phẩm/máy/ngày. Tùy vào yêu cầu của khách hàng, cơ sở chế tạo các loại khuôn ép khác nhau. Như lô hàng 50.000 chiếc do phía Hàn Quốc đặt hàng phải dập nổi hình thú dưới đáy sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm dao động từ 1.000 - 6.000 đồng.
"Nhiệt độ quá cao hoặc để quá lâu sẽ làm cháy sản phẩm. Sau khi ép thành phẩm thì đưa đi diệt khuẩn bằng máy chiếu tia UV sau đó đóng gói, gửi mẫu kiểm nghiệm theo quy định trước khi xuất khẩu. Đây là sản phẩm bảo vệ môi trường, khá độc đáo nên thị trường nước ngoài rất ưa chuộng", anh Tin chia sẻ và cho biết thêm, doanh thu của cơ sở đạt trên 100 triệu đồng mỗi tháng và đang tiếp tục tăng.
Ngoài việc tạo thu nhập cho người trồng cau, cơ sở này còn tạo việc làm cho 6 - 10 lao động với thu nhập 5 - 8 triệu đồng mỗi tháng.
Chị Phan Thị Kiều là lao động thường xuyên của cơ sở sản xuất sản phẩm từ mo cau từ khi thành lập đến nay. Theo chị, việc vận hành máy khá đơn giản, công việc khá nhẹ nhàng nhưng thu nhập cao.
"Thu nhập mỗi người từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với làm nông hoặc làm một số ngành nghề khác", chị Kiều cho biết.
![]() |
Theo ông Phạm Quốc Vương - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Nghĩa Hành - huyện Nghĩa Hành là một trong những địa phương có diện tích trồng cau lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi. Lâu nay, mo cau hầu như không có giá trị sử dụng. Nay nhờ cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Tuyến thu mua mo cau mà người nông dân có thêm thu nhập.
"Sản xuất các loại chén đĩa, hộp đựng thực phẩm từ mo cau là hướng đi mới đầy triển vọng. Đây là một trong những sản phẩm nổi bật của huyện Nghĩa Hành. Thời gian tới, địa phương sẽ tạo điều kiện để cơ sở này phát triển các loại sản phẩm, phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động", ông Vương chia sẻ.
Theo Quốc Triều/Báo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.