Kiểm phiếu lại có làm thay đổi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng, việc tái kiểm phiếu ở một số bang sẽ góp phần thay đổi kết quả kỳ bầu cử năm nay.
Quá trình diễn ra như thế nào?
Theo Reuters, đó là quá trình giới chức bầu cử lặp lại quá trình kiểm đếm phiếu bầu. Đây là một đặc điểm tương đối phổ biến của các cuộc bầu cử tại Mỹ, dù rất hiếm khi xảy ra trong các cuộc tranh cử tổng thống.
Giáo sư Rebecca Green của trường Luật William & Mary cho rằng, tái kiểm phiếu thực chất là hành động chứng minh kết quả kiểm phiếu đầu tiên là chính xác, dù một số sai sót nhỏ, gây ra bởi những quy định khác nhau về việc kiểm phiếu bầu được đánh dấu bằng tay hoặc những phương thức khác, vẫn là điều thường xuyên xảy ra.
![]() |
Nhân viên tại thành phố Atalanta, Georgia đang kiểm kê phiếu bầu qua thư. Ảnh: Reuters |
Dù các tiểu bang khác nhau thực hiện việc tái kiểm phiếu theo những cách khác nhau, song chúng hầu hết đều là quá trình kiểm đếm lại số phiếu từ đầu
Chẳng hạn như trong quy trình bầu cử tại bang Georgia, các cử tri có mặt trực tiếp ở điểm bỏ phiếu sẽ sử dụng một hệ thống bỏ phiếu điện tử bằng màn hình cảm ứng. Hệ thống này sẽ in ra các lá phiếu giấy rồi kiểm đếm chúng bằng máy quét hình ảnh. Những cử tri bỏ phiếu vắng cũng sử dụng cùng một loại phiếu với cách thức kiểm đếm tương tự bằng máy quét.
Trong trường hợp máy móc không thể xác định ứng cử viên mà cử tri đã chọn, một nhóm quan chức bầu cử từ hai đảng sẽ xem xét lá phiếu để quyết định xem nó nên được tính cho ai. Nếu có yêu cầu kiểm phiếu lại, các nhà chức trách sẽ lặp lại quy trình này.
Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về những sai phạm trong quá trình kiểm phiếu - như nhiều người đã chết vẫn có tên trong danh sách cử tri, một số lượng lớn phiểu bầu bị di chuyển bất hợp pháp, hay các tình nguyện viên của đảng Cộng hòa bị ngăn không cho giám sát quá trình kiểm phiếu…
Tuy nhiên, những vấn đề trên sẽ không thể được giải quyết bằng việc tái kiểm phiếu, mà sẽ được xử lý thông qua các thủ tục pháp lý riêng biệt.
Ông Trump có quyền yêu cầu tái kiểm phiếu?
Mỗi tiểu bang khác nhau sẽ đặt ra ngưỡng thời gian khác nhau cho việc tái kiểm phiếu. Ở một số bang, việc tái kiểm phiếu chỉ được cho phép khi kết quả bầu cử có cách biệt quá sít sao.
Đơn cử như ở Pennsylvania, một trong những tiểu bang quan trọng đối với chiến thắng của ông Biden, cần phải kiểm phiếu lại nếu chênh lệch giữa ứng viên chiến thắng và ứng viên về nhì dưới 0,5% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử.
Các cử tri trong một khu vực bầu cử có thể kiến nghị riêng với chính quyền địa hạt của họ để tái kiểm phiếu ở ngay địa hạt đó, và luật tại Pennsylvania không đặt ra ngưỡng khi nào thời điểm tái kiểm phiếu có thể xảy ra.
![]() |
Phiếu bầu qua thư được gấp rút kiểm kê tại hạt Chester, Pennsylvania. Ảnh: Reuters |
Các bang khác như Georgia và Wisconsin dù không có luật tự động kiểm phiếu lại, nhưng vẫn cho phép ứng viên được quyền tái kiểm phiếu, nếu tỷ lệ chênh lệch ở mức 0,5% trở xuống (ở Georgia) và 1% trở xuống (ở Wisconsin).
Tính đến trưa 10/11 (giờ miền đông nước Mỹ), ông Joe Biden dù đang dẫn trước Tổng thống Trump ở cả 2 tiểu bang, nhưng tỷ lệ chênh lệch vẫn ở mức vừa đủ để ông Trump có thể yêu cầu tái kiểm phiếu .
Thông thường, các ứng cử viên chỉ có thể đưa ra yêu cầu tái kiểm phiếu tại một tiểu bang nào đó, khi bang này xác nhận đã hoàn tất việc kiểm phiếu, điều vẫn chưa xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Tái kiểm phiếu có đủ để tạo khác biệt?
Tuần trước, cựu Thống đốc Wisconsin Scott Walker cảnh báo, Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với "rào cản lớn" trong việc cố gắng làm đảo lộn kết quả bầu cử tại bang này, nơi ông Trump hiện đang bị đối thủ bỏ xa với hơn 20.000 phiếu bầu.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu vào năm ngoái của nhóm thăm dò bầu cử Fair Vote đã kết luận rằng, nước Mỹ đã tiến hành 31 cuộc tái kiểm phiếu ở cả cấp độ tiểu bang lẫn toàn quốc, từ năm 2000 đến năm 2019, và chỉ 3 trong số này đã thay làm thay đổi kết quả một cuộc bầu cử.
Hai trường hợp đầu tiên xảy ra trong cuộc đua giành chức Thống đốc bang Washington vào năm 2004 và trong cuộc đua giành chức kiểm toán bang Vermont vào năm 2006.
Quy trình tái kiểm phiếu cũng làm thay đổi kết quả của cuộc chạy đua vào Thượng viện Mỹ ở Minnesota vào năm 2008. Trước đó, Thượng nghị sĩ đương nhiệm Norm Coleman dẫn trước đối thủ của mình 215 phiếu.
![]() |
Nhân viên tại Trung tâm bầu cử hạt Clark, bang Nevada đang kiểm phiếu. Ảnh: Reuters |
Song khi kiểm phiếu lại, ứng cử viên Al Franken đã thắng ngược với cách biệt 225 phiếu. Nhưng do liên tục trì hoãn bởi các thủ tục pháp lý, cuộc tranh cử đã kéo dài lâu kiến và khiến chiếc ghế Thượng nghị sĩ ở Minnesota bị để ngỏ suốt 6 tháng.
Fair Vote nhận thấy kết quả bầu cử sau mỗi lần tái kiểm phiếu trung bình chỉ chênh lệch nhau 0,024%, tương đương vài trăm phiếu bầu.
Tỷ lệ chênh lệch này nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ mà Tổng thống Trump cần có để có thể vượt qua ông Biden tại các bang chiến địa, kể cả khi ông Trump đang bị dẫn trước với cách biệt tương đối sít sao.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.