Kiểm soát lây nhiễm bệnh bạch hầu tại các cơ sở khám chữa bệnh
Hiện tại, bệnh bạch hầu ở nước ta vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch trên diện rộng là thấp. Tuy nhiên, với tinh thần không chủ quan với dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giải pháp giám sát, kiểm soát lây nhiễm bệnh bạch hầu tại đơn vị.
Bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới, bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy các cơ sở khám, chữa bệnh xác định, giải pháp quan trong nhất trong phòng chống bệnh bạch hầu là giám sát, phát hiện sớm ca bệnh mắc hoặc nghi mắc. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ lây lan bệnh; đồng thời, giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng, diễn biến nặng. Hiện nay các bệnh viện ở Thanh Hóa đã triển khai công tác sàng lọc, phân luồng khám bệnh đối với bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Bác sĩ CKII Đinh Công Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viện đã tổ chức khu vực tiếp đón sàng lọc ban đầu, những bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ được phân luồng khám riêng. Bệnh viện cũng thiết lập khu cách ly điều trị để thu dung bệnh nhân nếu phát hiện mắc hoặc nghi mắc bạch hầu".

Để không bị động với các tình huống của dịch bệnh, các bệnh viện cũng đã tập huấn công tác phòng chống dịch, cập nhật phác đồ điều trị bệnh bạch hầu cho bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện. Đồng thời, rà soát lại cơ sở vật chất, bổ sung vật tư, hóa chất, cơ số thuốc sẵn sàng để thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu khi phát hiện.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Thành, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: Bệnh viện đã tập huấn cho cán bộ nhân viên y tế để thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạch hầu phù hợp với chức năng của từng bộ phận, nhằm phát hiện sớm ca mắc, kiểm soát dịch bệnh. Bác sĩ CKII Đỗ Xuân Tiến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết thêm: Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh viện sẵn sàng các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực để thu dung bệnh nhân.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị y tế theo dõi diễn biến dịch bệnh, giám sát phát hiện sớm các ca mắc bệnh để điều trị kịp thời và khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh tiếp tục truyền thông cho người dân, Sở Y tế tổ chức rà soát và tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho những trẻ trong độ tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ theo quy định.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch sởi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch Sởi.

Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Thế giới phòng chống lao được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lao, thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc chấm dứt căn bệnh nguy hiểm này. Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2025 có chủ đề "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", thể hiện sự cam kết mạnh mẽ, chung tay của Việt Nam trong công tác phòng, chống lao.

Dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát
Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

Cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát trái mùa
Mùa khô ở Nam Bộ tuy chưa kết thúc, nhưng mưa trái mùa đã xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân truyền bệnh, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chuyên gia y tế cảnh báo sốt xuất huyết có thể bùng phát mạnh, dù không phải mùa mưa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.