Kiểm soát lây nhiễm sởi tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi đang gia tăng nhanh. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, giảm thiểu thấp nhất lây nhiễm, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã tăng cường các giải pháp giám sát, kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.
Ngay sau khi tiếp nhận nhóm trẻ trong cùng 1 gia đình có biểu hiện sốt, ho, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn đã phân luồng đưa bệnh nhân vào phòng khám riêng. Căn cứ trên biểu hiện lâm sàng, bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu bệnh nhân nghi mắc sởi nên đã phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn khai thác thông tin dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cả 4 bệnh nhi dương tính với sởi. Ngay lập tức một khu cách ly điều trị sởi được thiết lập tại Khoa Nội - Lây của bệnh viện.
Các biện pháp giám sát, khoanh vùng dịch cũng được triển khai tại nơi sinh sống của các bệnh nhi. Sau đó, đã có thêm 6 bệnh nhân khác có các yếu tố dịch tễ liên quan đến chùm ca bệnh được phát hiện và đưa vào cách ly, điều trị tại bệnh viện. Hiện tại, sức khỏe 10 bệnh nhi mắc sởi đã ổn định, phục hồi tốt.
Bác sĩ CKII Đinh Công Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chùm ca bệnh được phát hiện, cách ly sớm nên không có tiếp xúc với trẻ khác, không bị lây lan. Do tập huấn kỹ nên tình huống được xử lý tốt đáp ứng phòng dịch".
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus sởi gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp nên dễ bùng phát thành dịch. Đến nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sởi. Bởi vậy các cơ sở khám, chữa bệnh xác định, việc sàng lọc, phân luồng, cách ly từ sớm các ca mắc và nghi mắc sởi có ý nghĩa quan trọng. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ lây lan bệnh; đồng thời, giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng, diễn biến nặng.
Bác sĩ CKI Đinh Văn Đông, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để chủ động phòng chống dịch bệnh sởi, không để lây lan tại đơn vị, bệnh viện tổ chức sàng lọc phân luồng ngay khi bệnh nhân đến đăng ký khám. Cán bộ nhân viên y tế được tập huấn lại về dấu hiệu nhận biết, phác đồ điều trị bệnh".
Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở y tế trong tỉnh tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh để điều trị kịp thời và khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh. Các bệnh viện rà soát lại cơ sở vật chất, bổ sung vật tư, hóa chất, cơ số thuốc sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc sởi. Các địa phương, đơn vị tổ chức hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng; tiến hành rà soát và tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vắc xin phòng bệnh sởi cho những trẻ trong độ tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ theo quy định.
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên VNeID
Là một cấu phần của Sổ sức khỏe điện tử, người dân có thể mua thuốc của nhà thuốc Long Châu từ VNeID. Đây là một tiện giúp người dân có thể chủ động theo dõi lịch sử khám chữa bệnh, đơn thuốc và mua thuốc tập trung trên VNeID.
Không lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng chỉ định, nhóm thuốc này có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì tác hại để lại vô cùng lớn.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế.
Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ
Những năm gần đây, nhiều bệnh lý về mắt có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông năm 2024. Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ trời rét; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 15-18 độ C. Sau đây là một số lưu ý để giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm.
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Trời rét, gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Thanh Hóa đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác dân số
Theo Chi cục Dân số Thanh Hóa, những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số nhanh trên toàn tỉnh cơ bản được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số ngày càng nâng cao.
Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1.
Thanh Hóa: Bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ đợt 2 năm 2024
Tỉnh Thanh Hóa vừa đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24- 60 tháng tuổi đợt 2 năm 2024 tại 27 huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.