Kiến trúc nhà người Mông trên cao nguyên đá
Giữa mênh mang cao nguyên, những nếp nhà người Mông bình dị chứa đựng cả một bề dày văn hoá để lại nhiều ấn tượng khó quên cho những ai từng tới đây.
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đẹp và quyến rũ không chỉ bởi vũ điệu ngút ngàn của những khối đá, của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ; mà còn bởi nền văn hóa đặc sắc lâu đời của đồng bào dân tộc, mà tiêu biểu là dân tộc Mông nơi đây.
Nói tới văn hoá của người Mông, không thể không nói đến kiến trúc ngôi nhà truyền thống.
Ngôi nhà là thước đo để thể hiện sự giàu có, địa vị, và cả thời gian định cư trong vùng.
Thiên nhiên, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt... của vùng cao nguyên đá có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà người Mông nơi đây.
Từ yếu tố địa lý, môi trường và những quan niệm sống, phong tục tập quán; đã hình thành nên sự độc đáo, đặc sắc trong văn hoá kiến trúc của người Mông trên cao nguyên đá.
Kiến trúc của nhà người Mông tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ, giàu hay nghèo. Ngôi nhà chính có 3 gian 2 cửa (gồm một cửa chính và một cửa phụ), tối thiếu có 2 cửa sổ.
Ngôi nhà có thể có 1 hoặc 2 chái nhà, nhưng không liên quan trực tiếp đến 3 gian nhà chính.
Ở nhà chính, 3 gian được bố trí theo nguyên tắc: Gian giữa - thường rộng nhất là gian thờ và cũng là nơi tiếp khách, ăn uống, sinh hoạt chung của gia đình; gian bên trái đặt bếp nấu và là buồng ngủ của vợ chồng gia chủ; gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách.
Nhà người Mông luôn có sàn gác để làm nơi chứa đồ đạc, các loại nông sản như lúa, ngô sau thu hoạch. Các loại lương thực này được cất giữ ở đây nhờ khói bếp mà tránh được ẩm mốc, sâu mọt. Sàn gác cũng là nơi ngủ khi nhà đông khách. Điều đặc biệt là phụ nữ không được phép ngủ trên gác.
Một điểm đặc sắc khác trong cấu trúc nhà người Mông là hàng rào đá. Hầu như ngôi nhà nào cũng có hàng rào đá bao quanh. Việc dựng hàng rào đá là việc thứ hai sau khi dựng nhà.
Hàng rào đá được “xây cất” công phu không kém việc dựng nhà. Để có một hàng rào đá kiên cố, chắc chắn với chiều cao xấp xỉ đầu người (khoảng 1,5m-1,6m), người ta đã mất hàng tháng trời để nhặt đá và kỳ công xếp lại thành những bức tường bao quanh ngôi nhà.
Hàng rào được dựng lên vừa để xác định ranh giới, vừa chống gió lạnh, ngăn thú dữ, cũng chắn cho các con vật nuôi trong khuôn viên không chạy ra ngoài.
Ngôi nhà truyền thống của người Mông là nhà trình tường lợp ngói trên hệ khung mái bằng gỗ. Với những loại vật liệu này, ngôi nhà ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Người Mông rất chú trọng chuyện chọn đất làm nhà, coi đây là một công việc đại sự.
Sau khi chọn được đất, là tiến hành làm nhà, bắt đầu từ quy trình san nền, kê móng rồi trình tường. Trình tường là một công đoạn quan trọng, kéo dài và vất vả, được thực hiện khá công phu. Để trình tường, bà con người Mông phải làm những khuôn gỗ có kích thước dài 1,5m, rộng 0,45-0,5m – là chiều dày tường nhà.
Đất dùng để trình tường phải là đất tốt, được loại bỏ hết tạp chất như rác, rễ cây, sỏi đá... Đất được đổ vào trong khuôn định vị theo cấu trúc nhà, rồi được nện chặt bằng vồ.
Lúc trình tường, người ta thường huy động thanh niên trai tráng trong bản đến giúp. Khi tường cao tới cữ dự kiến thì kết thúc công đoạn trình tường, chuyển sang lợp mái.
Gia chủ lại chọn ngày tốt, để vào rừng chặt hạ hai cây cột cái ở gian giữa và đòn nóc. Trong bộ khung cột, mái của ngôi nhà người Mông, thì đây là 3 cấu kiện quan trọng nhất, rất có ý nghĩa. Gia chủ phải thắp hương, khấn thần rừng để xin cây gỗ về làm nhà.
Họ cho rằng làm như thế thì thần rừng mới không quở mắng, làm nhà mới suôn sẻ, nhà cửa yên vui, mọi người trong gia đình khoẻ mạnh, ăn nên làm ra...
Theo CTV Hà Thành/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.