ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó

Trong năm qua, hệ quả của đại dịch COVID -19 kéo dài, cùng những bất ổn về chính trị trên thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng cao, gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế hợp tác xã. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tỉnh và Liên minh hợp tác xã Thanh Hóa, các hợp tác xã đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thay đổi phương thức sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó góp phần tạo nên những bước tăng trưởng ổn định cho lĩnh vực kinh tế tập thể.

Mai Ngọc- Văn Tráng

03/01/2023 21:57

Trước kia phần lớn các sản phẩm của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc làm ra để phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên trong năm qua, thị trường xuất khẩu của hợp tác xã bị thu hẹp do suy thoái kinh tế thế giới. Để khắc phục khó khăn, hợp tác xã đã cập nhật thường xuyên các mẫu mã sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng cả trong và ngoài nước. 

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 2.

Đặc biệt, nhờ các đơn hàng xuất khẩu được kí kết từ trước, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc vẫn tăng trưởng tốt. Năm 2022, doanh thu của hợp tác xã Tân Phúc đạt trên 11 tỉ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 3.

Trong năm qua, trước tình trạng đơn hàng xuất khẩu giảm sút, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, phương tiện để nâng cao chất l­ượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh. Vì vậy năm 2022, hợp tác xã đạt doanh thu trên 5 tỉ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2021, tạo việc làm cho trên 400 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3-6 triệu đồng/ người/tháng.

Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ, huyện Nông Cống cho biết: "Chúng tôi chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm gắn với nhu cầu thực tế, đầu tư nâng cao công nghệ, đặc biệt là công nghệ xanh, sạch cho môi trường, tạo niềm tin cho đối tác, chú trọng đầu tư đội ngũ kĩ thuật truyền nghề".

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 4.

Thanh Hóa hiện có 483 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, gồm: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thương mại, môi trường, tín dụng..., chiếm gần 35% số hợp tác xã trong toàn tỉnh. Hoạt động của các hợp tác xã phi nông nghiệp không ngừng được đổi mới, nâng cao hiệu quả. Doanh thu bình quân mỗi hợp tác xã phi nông nghiệp đạt trên 7, 2 tỉ đồng/ năm, lợi nhuận bình quân đạt 500  triệu đồng/năm (chiếm 63,49% lợi nhuận của khu vực hợp tác xã). Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, khối hợp tác xã phi nông nghiệp còn phát huy vai trò về mặt xã hội, giải quyết việc làm cho hơn 7 nghìn lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 52,5 triệu đồng/người/năm (gấp 1,19 lần so với bình quân chung của lĩnh vực hợp tác xã).

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 5.

Hoạt động hiệu quả nhất trong lĩnh vực phi nông nghiệp là hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân. Tổng nguồn vốn đến tháng 12/2022 của 67 Quỹ tín dụng Nhân dân toàn tỉnh đạt trên 7,7 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt trên 6,3 nghìn tỉ đồng, chênh lệch thu chi đạt trên 69,2 tỷ đồng. Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân cũng đã phát triển số thành viên lên 117,2 nghìn người và 870 lao động. Nguồn vốn cho vay của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân đã góp phần giúp các hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiều quỹ đạt chênh lệch thu chi từ 1-3 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng Nhân dân Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: "Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút thành viên gửi tiền vào quỹ. Ngoài ra thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay tín dụng. Vì vậy, năm 2022 nguồn vốn của quỹ tăng cao, trong đó có 100 tỷ gửi Ngân hàng nhà nước. Hoạt động cho vay đã ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt với nghề cá".

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 6.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 812 hợp tác xã. Năm 2022, các hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục phát triển đa dạng về hình thức và quy mô, góp phần quan trọng vào sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn. Nhiều hợp tác xã đã huy động thêm vốn, đầu tư cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Thông qua các khâu dịch vụ, các hợp tác xã đã tạo thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Có 285 hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất bền vững, chiếm 42,7% số hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh. Nhiều hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tham gia có hiệu quả vào các sàn thương mại điện tử. Doanh thu bình quân của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đạt gần 1,8 tỉ đồng, trong đó có nhiều hợp tác xã đạt doanh thu 10 - 20 tỉ đồng như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Xuân Minh, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng…vv…

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 7.

Hợp tác xã giữ vững ổn định trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống cho người dân. Hợp tác xã cũng đã xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP với trên 40, sản xuất tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, mở rộng sản xuất cháo ăn liền trên cơ sở gạo ocop. Phấn đấu đạt thêm 1 sản phẩm ocop trong năm tới

Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.295 hợp tác xã và 3 Liên hiệp hợp tác xã, tăng 103 hợp tác xã so với năm 2021 và đạt trên 41% kế hoạch tỉnh giao. Với sự chủ động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, cùng định hướng phát triển phù hợp, năm 2022, kinh tế hợp tác xã của tỉnh tiếp tục vượt qua khó khăn để tăng trư­ởng ổn định.

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 8.

Hiện nay, hệ thống hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã toàn tỉnh có trên 250 nghìn thành viên. Doanh thu bình quân của mỗi hợp tác xã đạt 7,2 tỷ đồng/năm; lợi nhuận 262 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên tại hợp tác xã đạt 49 triệu đồng/người/năm, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Theo phân loại đánh giá của Liên minh hợp tác xã Thanh Hóa, có 530 hợp tác xã đạt khá, giỏi, chiếm 41%; 505 hợp tác xã trung bình, chiếm 39%. Đặc biệt, toàn tỉnh có 70 sản phẩm của 65 hợp tác xã được công nhận là sản phẩm OCOP. Lĩnh vực kinh tế hợp tác xã đã đóng góp cho tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 1,13%.

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 9.

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 94 nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20 của Trung ương Đảng về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới". Trên cơ sở đó, Liên minh hợp tác xã Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch hành động, trong đó ưu tiên mở rộng liên kết hợp tác, nhất là đối với những hợp tác xã sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và giá trị kinh tế cao. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp chuyên sâu gắn với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Đặc biệt, hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao gắn với sản phẩm OCOP của tỉnh, để bảo đảm mỗi xã nông thôn mới phải có ít nhất 1 hợp tác xã có sản phẩm OCOP. Phấn đấu trong năm 2023 tăng trưởng kinh tế của khu vực hợp tác xã đạt từ 10% trở lên.

Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 - những nỗ lực vượt khó - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá: "Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh trong việc ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hợp tác xã. Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã trong đào tạo bồi dưỡng. Về nguồn vốn vay sẽ tạo điều kiện để các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa và Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam. Hỗ trợ hợp tác xã tham gia chuyển đổi số, đưa các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất".

Năm 2022 dù có nhiều gian khó, nhưng hệ thống hợp tác xã cũng đã ghi dấu được những thành quả đáng phấn khởi trong nền kinh tế tỉnh nhà. Phát huy tính năng động, sáng tạo, lĩnh vực kinh tế hợp tác xã của Thanh Hóa sẽ tiếp tục phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho các thành viên và người lao động, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Nguồn: Phóng sự Kinh tế Hợp tác xã năm 2022 -những nỗ lực vượt khó ngày 2.1.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Thiếu khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

Thiếu khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

08:13 , 19/04/2024

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh. Trong đó, vấn đề nguồn nhân lực công nghệ thông tin là rất cấp thiết.

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

14:00 , 18/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, quý 1 năm 2024, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của tỉnh tương đối ổn định. Tổng giá trị xuất khẩu chính ngạch đạt hơn 11,6 triệu USD; giá trị xuất khẩu tiểu ngạch đạt 12,3 triệu USD.

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

10:43 , 18/04/2024

Trước yêu cầu đòi hỏi cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngày 3/5/2019, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định số 1622 cho phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa. Ngày 30/6/2019, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá lần thứ I, nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã được tổ chức, đặt nền móng cho quá trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội.

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

08:14 , 18/04/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn có hiệu lực, đến nay Ban đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

07:59 , 18/04/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6 năm nay như dự kiến.

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

18:55 , 17/04/2024

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ.

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.