Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.
Nghị quyết 68 đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tiếp cận công bằng các nguồn lực trong xã hội, từ đất đai, vốn, công nghệ, thông tin thị trường cũng như các chính sách hỗ trợ, mở rộng không gian phát triển cho doanh nghiệp.
Điều này đã khích lệ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mạnh dạn đầu tư kinh doanh, nắm bắt cơ hội phát triển. Ông Nguyễn Hữu Thế, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông số ADV TV, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi có nhiều cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực để từ đó phát triển được thêm các sản phẩm cũng như mang lại các giá trị về kinh doanh thương mại cho doanh nghiệp".

Để khu vực kinh tế tư nhân phát triển, Nghị quyết 68 đã tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất đó là về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, kinh tế tư nhân chính thức được hưởng nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt như hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thuê nhà đất là tài sản công; không được thanh tra, kiểm tra quá 1 lần trong năm trừ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm... Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết: "Cộng đồng doanh nghiệp cảm thấy có niềm tin vững vàng hơn được giải tỏa là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế cũng như dân sự; ưu tiên khắc phục hậu quả trong quá trình nếu có sai phạm, vấn đề thanh tra kiểm tra và theo xu hướng mới tăng dần hậu kiểm, như vậy mới khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong doanh nghiệp".

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: "Doanh nghiệp doanh nhân, người làm kinh tế cũng phải tận dụng cơ hội này, nghiên cứu thấu đáo những việc của mình, đặc biệt là điều kiện kinh doanh, pháp luật kinh doanh, tuân thủ, nâng cao năng lực tuân thủ, như vậy mới hoàn thành nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết 68 và các cơ quan chính quyền các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện gỡ tất cả điểm nghẽn có thể có".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đóng góp khoảng 65 đến 70% GRDP của tỉnh và giải quyết việc làm cho trên 400.000 lao động.

Để hỗ trợ, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo và nội lực, tiếp tục có đóng góp quan trọng, hiệu quả vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thanh Hóa đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa mùa
Tính đến ngày 10/7, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được hơn 133 nghìn trên tổng số 155 nghìn ha cây trồng vụ mùa, đạt trên 87% diện tích. Trong đó, riêng diện tích lúa mùa đã gieo cấy được hơn 103 nghìn ha, đạt gần 93% kế hoạch.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về năng suất và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư mạnh mẽ vào thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách
Đến hết tháng 6/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 15.700 tỷ đồng với gần 247 nghìn khách hàng đang vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026.

Xúc tiến Thương mại và kết nối giao thương Thanh Hóa - Hải Phòng
Chiều 11/7, tại thành phố Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối giao thương năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và hơn 150 doanh nghiệp, doanh nhân của hai địa phương.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.

Giống chất lượng cao - yếu tố quyết định năng suất vụ mùa
Sử dụng giống lúa chất lượng cao là một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ kết quả của nhiều vụ mùa trước, trong vụ Thu mùa này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo người dân tiếp tục đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất.

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.