Đường dây nóng: 0237 3721150

Kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 10, khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua đã khẳng định vai trò, động lực quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

30/01/2021 15:01

“Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Đây là mục tiêu phấn đấu được nêu rõ tại Nghị quyết số 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, khu vực kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế. 

Thực hiện Nghị quyết số 10, khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua đã khẳng định vai trò, động lực quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Hàng năm, khu vực này đang tạo ra khoảng 40% GDP, đóng góp 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.

Điển hình là những tên tuổi các tập đoàn tư nhân như: Vingroup, Sun Group, Thaco, Vietjet, TH True Milk... Trong giai đoạn 2016-2018 là "thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp trong lịch sử”, mỗi năm doanh nghiệp tư nhân tăng trung bình hơn 128.000 doanh nghiệp tương đương tăng 63% so với giai đoạn 2015; Số vốn đầu tư đăng ký tăng gấp hai lần.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất của tư nhân cũng đạt kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD, vươn ra tầm quốc tế, có vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo thống kê, hiện tại đã có 29 doanh nghiệp Việt Nam có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Nghị quyết 10 được xem là một đột phá cho sự phát triển một cách bền vững, chắc chắn của doanh nghiệp tư nhân. Cộng đồng doanh nghiệp cả nước đã được hưởng lợi từ chính sách này.

Ông Mạc Quốc Anh kỳ vọng: "Nghị quyết 10 đã và đang hình thành doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt được các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong 5 năm tới, phải thúc đẩy khối này lên để trở thành một doanh nghiệp chủ lực bởi kinh tế tư nhân đóng góp GDP rất là lớn. Một kỳ vọng nữa là trong nghị quyết có những chương trình hành động hết sức cụ thể để triển khai thực hiện cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Sau hơn 30 năm đổi mới, một trong những thay đổi rõ rệt nhất đó là việc các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tham gia sâu vào những lĩnh vực trọng điểm mà trước đây gần như vắng bóng, chỉ có doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp FDI tham gia. Những dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng tư nhân thực hiện trên nhiều lĩnh vực quan trọng như du lịch, hàng không, công nghiệp chế tạo… đã và đang đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng bứt phá của kinh tế Việt Nam những năm gần đây.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: Nghị quyết 10 khẳng định rất rõ về định hướng phát huy vai trò của khu vực này là một trong những động lực kinh tế quan trọng của đất nước.

"Chúng tôi đánh giá là Nghị quyết 10 đã xóa tan nghi ngại, dè dặt về khu vực này, đặc biệt là trong hành xử, trong khi ban hành chính sách, trong khi áp dụng chính sách tại cấp cơ sở thì hiện nay nó đã xóa bỏ những cái này; Tạo ra không gian phát triển cho doanh nghiệp tư nhân thuận lợi. 

Điểm thứ hai nữa là Nghị quyết 10 cũng là điểm tựa cho doanh nghiệp tư nhân, họ cảm thấy tự tin rằng được tạo thuận lợi, không bị phân biệt đối xử, họ cũng được bảo đảm cơ hội làm ăn, thúc đẩy tinh thần kinh doanh- và đây cũng là cơ sở cho nhiều chính sách quan trọng được Quốc hội, được Chính phủ thể hóa sau này có thể là những đạo luật quan trọng khác để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" - ông Tuấn bày tỏ.

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới nhận định: Những năm qua, kinh tế tư nhân đang nổi lên là một động lực quan trọng cho tốc độ phát triển các năm tiếp theo. Cộng đồng các doanh nghiệp đồng tình cho rằng được Đảng và Nhà nước quan tâm, động viên, khối kinh tế tư nhân sẽ ngày càng lớn mạnh, đóng góp hơn nữa vào sự phát triển chung của đất nước.

Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, sau khi Nghị quyết 10 được ban hành đã làm tiền đề cho hàng loạt các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm giúp lực lượng doanh nghiệp tăng tốc và bứt phá.

Theo chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Đình Cung: "Sau Nghị quyết 10 thì chúng ta có hàng loạt các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, về phát triển kinh tế tư nhân, một trong những thứ đó vẫn là tự do kinh doanh và an toàn cho hoạt động kinh doanh, giảm chi phí đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ tài sản của người đầu tư, tư  nhân một cách tốt hơn, để an toàn đầu tư phát triển hơn.

Tôi cho rằng, những định hướng trong Nghị quyết 10 đã được cụ thể hóa và chuyển nó sang một số nội dung cơ bản của giải pháp về cải cách thể chế, cải thiện môi trường của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2015".

Kinh tế tư nhân vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, trở thành “lực kéo” chính cho cả nền kinh tế trong thời gian sắp tới. Điều này lại càng mang tính thực tiễn khi các văn kiện đang được xây dựng để trình Đại hội XIII sẽ xác định động lực chủ đạo cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho 10 năm tới.

Do đó, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mong muốn Đảng và Nhà nước có bước đột phá về cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là  hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường. Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân một cách thiết thực, hiệu quả theo cơ chế thị trường, vừa trú trọng các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ vừa tập trung xây dựng các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của tư nhân.

Theo Nguyễn Hằng/VOV1

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững

23:03 , 17/07/2025

Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ

08:59 , 17/07/2025

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

08:57 , 17/07/2025

Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU

20:04 , 16/07/2025

Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp

20:02 , 16/07/2025

6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng

08:00 , 16/07/2025

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa  xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường

11:08 , 15/07/2025

Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%

08:04 , 15/07/2025

Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

08:00 , 15/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

16:12 , 14/07/2025

Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.