Thực quyền của "Siêu uỷ ban" đến đâu khi tiếp nhận quản lý 19 "ông lớn" Nhà nước?
Năm 2018, 19 doanh nghiệp lớn đã mang về hơn 1,3 triệu tỷ đồng doanh thu nhưng cũng "gánh" hơn 1,3 triệu tỷ đồng nợ phải trả. Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi tiếp nhận đã được giao nhiều trọng trách và quyền hạn, nhưng sau gần nửa năm bắt đầu lộ ra hàng loạt vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Theo một báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần đây về tình hình 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mà Uỷ ban này đã tiếp nhận từ 5 Bộ thì việc bàn giao đã được thực hiện theo nguyên tắc “bàn giao nguyên trạng”.
Báo cáo cho biết, trong năm 2018, ước tính tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017. Trong đó có 17 tập đoàn, tổng công ty đạt kết quả cao hơn năm 2017 và 4 tổng công ty đi “giật lùi” là MobiFone, Vinataba, VEC và Vinafor.
Trong năm vừa rồi cũng có một số tập đoàn, tổng công ty có doanh thu tăng mạnh, có thể kể đến Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1 – tăng 225%); SCIC (tăng 40%), ACV (tăng 70%), TKV (tăng 23%) và Petrolimex (tăng 23%).
Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty này đạt 116.514 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018, trong đó một số đơn vị tăng lãi mạnh như TKV tăng 49,5%, ACV tăng 45% và SCIC tăng 41%.
Tuy nhiên, nợ phải trả của 19 tập đoàn, tổng công ty này trong năm 2018 cũng lên đến trên 1,3 triệu tỷ đồng. Ủy ban đánh giá, về cơ bản, các tập đoàn, tổng công ty đều có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trong mức quy định là dưới 3 lần, chỉ có Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cao hơn mức quy định khi có số nợ trên vốn chủ sở hữu cao gấp gần 9 lần.

Thực tế quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty đã đặt ra những thách thức lớn cho "siêu uỷ ban" vì các bật cập liên quan tới chính sách, quyền hạn
Báo cáo của Uỷ ban cho biết, qua gần 5 tháng tiếp nhận và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, bước đầu đã nhận thấy một số vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động kinh doanh, đầu tư, tái cơ cấu… tại 19 tập đoàn, tổng công ty này.
Chẳng hạn, theo các quy định, với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, việc thẩm định về thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ do các Bộ quản lý ngành thực hiện, thẩm định tổng thể về dự án do Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế phối hợp giữa các Bộ quản lý ngành và Uỷ ban chưa được quy định cụ thể nên dẫn đến làm chậm quá trình thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cả Luật Đầu tư và Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đều không có quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của các cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó có Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong vấn đề đầu tư công, kể từ 2019, Uỷ ban tiếp nhận kế hoạch, chương trình, dự án của doanh nghiệp nằm trong kế hoạch trung hạn và hàng năm giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, Uỷ ban cho biết, vẫn còn một số dự án do tập đoàn, tổng công ty quản lý hoặc được Nhà nước giao thực hiện vẫn đang giao cho các Bộ quản lý và tổ chức thực hiện tư tại VEC, ACV… vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Theo đó, tại văn bản này, Uỷ ban đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 từ các Bộ quản lý ngành về Uỷ ban (hoặc giao trực tiếp cho các tập đoàn, tổng công ty).
Uỷ ban cũng đề nghị, đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA của các tập đoàn, tổng công ty đã chuyển giao về Uỷ ban, cần làm rõ khái niệm về thẩm quyền quản lý. Nguyên nhân là hiện nay các doanh nghiệp vừa chịu sự quản lý về ngành của các Bộ quản lý nhà nước về ngành kinh tế - kỹ thuật lại vừa chịu sự quản lý về vốn của Uỷ ban để làm căn cứ xác định trách nhiệm phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA tại các doanh nghiệp.
Một nội dung quan trọng khác, Uỷ ban cho biết, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định 131 năm 2018 của Chính phủ đều có các quy định về việc cơ quan đại diện chủ sở hữu và Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có quyền, trách nhiệm trong việc thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra liên quan đến việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thế nhưng hiện nay, Luật Thanh tra và Nghị định 86 năm 2011 lại chưa quy định cụ thể về nhiệm vụ và cơ chế thực hiện công tác thanh tra về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, Uỷ ban cũng đang lúng túng trong vấn đề tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm, cán bộ quản lý; sắp xếp đối với công ty nông, lâm nghiệp…
Mai Chi/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.