Đường dây nóng: 0237 3721150

Thực quyền của "Siêu uỷ ban" đến đâu khi tiếp nhận quản lý 19 "ông lớn" Nhà nước?

Năm 2018, 19 doanh nghiệp lớn đã mang về hơn 1,3 triệu tỷ đồng doanh thu nhưng cũng "gánh" hơn 1,3 triệu tỷ đồng nợ phải trả. Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi tiếp nhận đã được giao nhiều trọng trách và quyền hạn, nhưng sau gần nửa năm bắt đầu lộ ra hàng loạt vướng mắc về cơ chế, chính sách.

15/04/2019 08:34

Theo một báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần đây về tình hình 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mà Uỷ ban này đã tiếp nhận từ 5 Bộ thì việc bàn giao đã được thực hiện theo nguyên tắc “bàn giao nguyên trạng”.

Báo cáo cho biết, trong năm 2018, ước tính tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017. Trong đó có 17 tập đoàn, tổng công ty đạt kết quả cao hơn năm 2017 và 4 tổng công ty đi “giật lùi” là MobiFone, Vinataba, VEC và Vinafor.

Trong năm vừa rồi cũng có một số tập đoàn, tổng công ty có doanh thu tăng mạnh, có thể kể đến Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1 – tăng 225%); SCIC (tăng 40%), ACV (tăng 70%), TKV (tăng 23%) và Petrolimex (tăng 23%).

Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty này đạt 116.514 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018, trong đó một số đơn vị tăng lãi mạnh như TKV tăng 49,5%, ACV tăng 45% và SCIC tăng 41%.

Tuy nhiên, nợ phải trả của 19 tập đoàn, tổng công ty này trong năm 2018 cũng lên đến trên 1,3 triệu tỷ đồng. Ủy ban đánh giá, về cơ bản, các tập đoàn, tổng công ty đều có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trong mức quy định là dưới 3 lần, chỉ có Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cao hơn mức quy định khi có số nợ trên vốn chủ sở hữu cao gấp gần 9 lần.

 

Thực quyền của “Siêu uỷ ban” đến đâu khi tiếp nhận quản lý 19 “ông lớn” Nhà nước? - 1

Thực tế quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty đã đặt ra những thách thức lớn cho "siêu uỷ ban" vì các bật cập liên quan tới chính sách, quyền hạn

Báo cáo của Uỷ ban cho biết, qua gần 5 tháng tiếp nhận và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, bước đầu đã nhận thấy một số vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động kinh doanh, đầu tư, tái cơ cấu… tại 19 tập đoàn, tổng công ty này.

Chẳng hạn, theo các quy định, với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, việc thẩm định về thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ do các Bộ quản lý ngành thực hiện, thẩm định tổng thể về dự án do Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế phối hợp giữa các Bộ quản lý ngành và Uỷ ban chưa được quy định cụ thể nên dẫn đến làm chậm quá trình thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cả Luật Đầu tư và Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đều không có quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của các cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó có Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong vấn đề đầu tư công, kể từ 2019, Uỷ ban tiếp nhận kế hoạch, chương trình, dự án của doanh nghiệp nằm trong kế hoạch trung hạn và hàng năm giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, Uỷ ban cho biết, vẫn còn một số dự án do tập đoàn, tổng công ty quản lý hoặc được Nhà nước giao thực hiện vẫn đang giao cho các Bộ quản lý và tổ chức thực hiện tư tại VEC, ACV… vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, tại văn bản này, Uỷ ban đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 từ các Bộ quản lý ngành về Uỷ ban (hoặc giao trực tiếp cho các tập đoàn, tổng công ty).

Uỷ ban cũng đề nghị, đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA của các tập đoàn, tổng công ty đã chuyển giao về Uỷ ban, cần làm rõ khái niệm về thẩm quyền quản lý. Nguyên nhân là hiện nay các doanh nghiệp vừa chịu sự quản lý về ngành của các Bộ quản lý nhà nước về ngành kinh tế - kỹ thuật lại vừa chịu sự quản lý về vốn của Uỷ ban để làm căn cứ xác định trách nhiệm phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA tại các doanh nghiệp.

Một nội dung quan trọng khác, Uỷ ban cho biết, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định 131 năm 2018 của Chính phủ đều có các quy định về việc cơ quan đại diện chủ sở hữu và Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có quyền, trách nhiệm trong việc thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra liên quan đến việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thế nhưng hiện nay, Luật Thanh tra và Nghị định 86 năm 2011 lại chưa quy định cụ thể về nhiệm vụ và cơ chế thực hiện công tác thanh tra về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, Uỷ ban cũng đang lúng túng trong vấn đề tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm, cán bộ quản lý; sắp xếp đối với công ty nông, lâm nghiệp…

Mai Chi/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

08:48 , 06/07/2025

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản

08:36 , 06/07/2025

Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch

08:40 , 05/07/2025

Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế

08:29 , 05/07/2025

Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch

08:22 , 05/07/2025

Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại

18:04 , 04/07/2025

Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng khoảng thời gian vàng 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời linh hoạt, chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu ổn định.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

08:37 , 04/07/2025

Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại

08:32 , 04/07/2025

Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025

18:05 , 03/07/2025

Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

18:02 , 03/07/2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau: