ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giới ngân hàng: Ngân hàng số là tất yếu, ai đi chậm sẽ thua cuộc!

Các dịch vụ tài chính, ví điện tử, tiền điện tử... đã và đang trở thành xu thế của thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số trên thế giới. Tại Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng số đã và đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, có lượng khách hàng lớn... Đây là thách thức khiến các dịch vụ truyền thống của ngân hàng Việt lạc hậu, bỏ lại phía sau.

14/06/2019 22:34

Chia sẻ tại Tọa đàm "Ngân hàng số thúc đẩy phát triển những hệ sinh thái đặc thù” do Bizlive tổ chức hôm nay 14/6, các chuyên gia tài chính, ngân hàng và đại diện nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã chia sẻ thực tế phát triển ngân hàng số, nguy cơ và những thách thức lớn chưa từng có đối với ngành này.

Chuyên gia tài chính, TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính, TS Cấn Văn Lực

Chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực cho hay: “Ngân hàng số còn là mô hình kinh doanh mới, một cách tiếp cận mới với những giá trị mới, thay vì chỉ số hóa những thứ đã có”.

Ngân hàng Việt chậm chân đi vào "ngân hàng số"

Theo ông Lực, hiện nay các nội dung số hoá ngân hàng là việc hình thành các hệ sinh thái phục vụ khách hàng, phát triển sâu sản phẩm theo hành trình khách hàng và chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm.

"Tất cả công việc này nhằm mang đến những trải nghiệm vượt trội, bằng cách thay đổi phương thức giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng. Tiếp cận thị trường khách hàng số đầy tiềm năng tại Việt Nam", ông Lực nói.

Thách thức ngân hàng hiện nay là: khung pháp lý, sự gia tăng cạnh tranh từ tổ chức phi tài chính; bảo mật, nguồn nhân lực...

Với thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam, các Fintech, Bigtech năng động hơn và từng bước cạnh tranh với ngân hàng. “Nếu so sánh với tốc độ chuyển đổi số của các ngân hàng trên thế giới và ngay cả với các fintech tại Việt Nam hiện nay, tốc độ chuyển đổi của các ngân hàng Việt Nam có lẽ đang chậm hơn khá nhiều”, ông Lực nói.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc cao cấp Ngân hàng Số VPBank cho hay: "Rõ ràng, ngân hàng số là con đường phát triển tất yếu của các nhà băng, trong đó, giá trị dữ liệu là tiền đề để phát triển".

Về phần thách thức, đại diện doanh nghiệp cho rằng, thách thức lớn nhất chính là niềm tin, thói quen khách hàng.

Thiếu hệ sinh thái, thách thức lớn từ thói quen người Việt

"Tôi đã từng được tham gia buổi nói chuyện của tỷ phú Jack Ma, người sáng lập tập đoàn Alibaba. Ông ta có chia sẻ rằng, trong những ngày đầu thành lập, ông đặt mục tiêu phải “phá” được thói quen cũ người dùng, tuy nhiên không hề dễ. Cần phải xây dựng niềm tin vìđể làm được điều này thì phải mang lại lợi ích mới cho người tiêu dùng", ông Thắng nói.

Ông này cho biết, thách thức lớn thứ 2 là xây dựng hệ sinh thái, mạng lưới số, người dùng muốn sử dụng xuyên suốt tất cả các dịch vụ số cơ bản.

Theo ông Trần Hoài Nam, Giám đốc Ngân hàng Số TPBank: Định nghĩa "ngân hàng số" rất rộng, với mỗi ngân hàng, thậm chí với mỗi người đều tự có những định nghĩa riêng. Tuy nhiên, ngân hàng số không phải là Internet Banking hay Online Banking, không phải là công nghệ ngân hàng, cũng không phải là kênh thay thế.

"Với chúng tôi, ngân hàng số là một mô hình kinh doanh ngân hàng, bao gồm 4 trụ cột là sản phẩm mới, cách thức bán, kênh tiếp cận, cơ chế vận hành, phục vụ khách hàng và cơ chế kiểm soát rủi ro", ông Nam nói.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, tham khảo nghiên cứu của các định chế tài chính lớn trên thế giới, khi áp dụng công nghệ số, doanh nghiệp có thể tiết giảm được 30-80% chi phí.

"Việc đầu tư công nghệ thông làm tăng chi phí sẽ tăng thêm khoảng 25-28% trong khi doanh thu tăng 35-48% dẫn đến lợi nhuận ròng có thể tăng khoảng 10-15%", ông Lực phân tích.

Theo An Linh/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

06:45 , 18/09/2024

Thời điểm này đang là một trong những thời điểm mang lại cơ hội tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, nếu doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng của khách hàng toàn cầu.

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

06:10 , 18/09/2024

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước cho thấy tính đến đầu tháng 9/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là trên 238.000 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao.

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

07:54 , 17/09/2024

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Thanh Hóa như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản,..đang ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bền vững. Vì vậy, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp trong tỉnh.

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

07:51 , 17/09/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng và có thể làm giảm GDP cả nước năm 2024 khoảng 0,15%.

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

08:45 , 16/09/2024

Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt  hơn

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

08:35 , 16/09/2024

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

08:32 , 16/09/2024

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

08:27 , 16/09/2024

Đến nay, Thanh Hóa có khoảng 200 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất hàng dệt may, da giày, với tổng vốn đăng ký trên 36.000 tỉ đồng. Đã có 143 cơ sở dệt may, da giày đi vào hoạt động sản xuất, gồm: 116 nhà máy may với công suất khoảng 610 triệu sản phẩm/năm, 27 nhà máy giày với công suất 275 triệu sản phẩm/năm.

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

10:27 , 15/09/2024

Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

09:45 , 15/09/2024

Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.