Thường Xuân: Hơn 9,7 tỷ đồng phát triển mô hình giảm nghèo
Thực hiện Dự án về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc “Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa được giao thực hiện trong 2 năm (từ 2022 - 2023) là trên 9,7 tỷ đồng. Năm 2024 đang thực hiện rà soát nên chưa phân bổ nguồn vốn.
Tính đến ngày 6 tháng 9 năm 2024, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt được 13/15 dự án, với tổng số vốn được phê duyệt là hơn 8,7 tỷ đồng, đạt 90,05%; 2 dự án còn lại chưa thực hiện phê duyệt thuộc thị trấn Thường Xuân và xã Xuân Thắng. Đến nay, có 3 dự án thuộc 3 xã Tân Thành, Yên Nhân và Ngọc Phụng đã cấp giống, vật tư, các xã còn lại đang hoàn tất thủ tục để nhận hỗ trợ. Nhìn chung, các hộ được nhận hỗ trợ từ dự án đa dạng hóa sinh kế với các mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả đều phát huy được hiệu quả, góp phần giảm hộ nghèo của huyện xuống còn 15,13%.
Giá trị rau quả đóng hộp xuất khẩu tăng 57,5% so với cùng kỳ
Theo thống kê của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 9 tháng năm 2024, các doanh nghiệp chế biến rau, quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hơn 602.000 hộp sản phẩm tới thị trường các nước Anh, Úc, Nga, Trung Quốc…
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Công văn số 14375 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trong thời gian tới.
Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng mạnh về cuối năm
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối thị trường, đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng mới và đang tăng tốc sản xuất kinh doanh, với kỳ vọng đạt tăng trưởng mạnh hơn trong những tháng cuối năm.
Điểm sáng kinh tế 9 tháng năm 2024
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá thưc hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, có nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy, sự điều hành linh hoạt của chính quyền, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 9 tháng năm 2024 vẫn có nhiều điểm sáng đáng chú ý.
Các ngân hàng có xu hướng ổn định lãi suất huy động
Xu hướng tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu giảm nhiệt khi biểu lãi suất huy động nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể so với tháng 9.
Việt Nam thu hút gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và được thể hiện qua số vốn thu hút liên tục tăng. Theo các tổ chức quốc tế, ba yếu tố là kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất toàn cầu tiếp tục giúp Việt Nam thu hút vốn FDI khả quan cả năm nay.
Tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc
Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, Hàn Quốc là đối tác đứng đầu về số lượng dự án và đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa với 42 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm 21% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh). Điều này cho thấy việc hợp tác kinh tế giữa Thanh Hóa và Hàn Quốc đang được tăng cường và mang lại hiệu quả tích cực.
Thanh Hóa tham dự Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 tại Hà Nội
Ngày 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khai mạc Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 tại Hà Nội. Là 1 trong 31 tỉnh, thành phố tham dự, Thanh Hóa đem đến hội chợ nhiều sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP tiêu biểu, độc đáo, mang đặc trưng riêng của tỉnh.
9 tháng Thanh Hóa thu hút được 17 dự án FDI
Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, 9 tháng năm 2024, hoạt động xúc tiến đầu tư và tiếp nhận các kiến nghị để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư đã tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 9 tháng Thanh Hóa thu hút được 17 dự án FDI.
Doanh nghiệp may tăng tốc sản xuất đơn hàng cuối năm
Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.