ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dịch corona làm đình trệ Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc

Theo Reuters, việc hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch này đã phần lớn khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ì trệ và làm chậm tiến độ của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

20/02/2020 08:48

 

Dịch corona làm đình trệ Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Công nhân Trung Quốc không thể đến làm việc tại các dự án ở nước ngoài. (Nguồn: SCMP)

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên vào năm nay tới Myanmar và ký hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng mới, không hề có dấu hiệu nào cho thấy virus corona sẽ gây trở ngại về kế hoạch của Trung Quốc đối với việc xây dựng đường sắt, cảng và đường cao tốc trên khắp thế giới.

Công nhân Trung Quốc không thể đến làm việc tại các dự án ở nước ngoài. Các nhà máy của Trung Quốc cũng buộc phải ngừng sản xuất hàng nhập khẩu, hơn 10 giám đốc điều hành và quan chức của các công ty Trung Quốc chia sẻ.

“Nhiều nhà máy ở Trung Quốc vẫn đóng cửa, những nhà máy đang hoạt động hiện nay cũng không thể đạt công suất tối đa. Kể từ khi các dự án BRI có xu hướng lấy nguồn thiết bị và máy móc từ các nhà sản xuất ở Trung Quốc, sự gián đoạn trong sản xuất và dây chuyền cung ứng công nghiệp còn đình trệ hơn nữa”, Boyang Xue, một nhà phân tích Trung Quốc tại Ducker Frontier cho biết.

Một dự án khổng lồ nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD ở Indonesia của Tập đoàn Đường sắt Quốc tế Trung Quốc cũng đang trên đà đình trệ.

Cụ thể, Tập đoàn Đường sắt Quốc tế Trung Quốc đã thành lập một tổ đặc nhiệm để theo dõi sự lây lan của virus Corona và kêu gọi tất cả các nhân viên Trung Quốc về quê vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua sẽ không trở lại Indonesia, một giám đốc điều hành cấp cao của công ty tiết lộ với điều kiện giấu tên, vì ông này không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Công ty này cũng đã cấm hơn 100 cán bộ của Trung Quốc, chủ yếu là công nhân lành nghề hoặc người quản lý, không được quay trở lại làm việc tại dự án đường sắt này tại Indonesia, giám đốc điều hành này cho biết.

“Chúng tôi phải tập trung hoàn thiện các phần ít quan trọng của dự án đường sắt cho đến khi một số người chủ chốt của công ty trở lại làm việc. Chúng tôi đang có một khởi đầu rất tồi tệ của năm 2020. Dự án của chúng tôi đã bị trì hoãn bởi sự chậm trễ và tranh cãi từ trước đó, và virus Corona còn mang đến những thách thức lớn hơn”, ông này nói.

Gián đoạn

 

Dịch corona làm đình trệ Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Công nhân Campuchia ngồi ăn trưa bên ngoài một nhà máy của Trung Quốc tại Đặc khu kinh tế do Trung Quốc quản lý (SEZ) ở thành phố Sihanoukville, Campuchia. (Nguồn: REUTERS/Matthew Tostevin)

Những công ty Nhà nước đứng đầu của Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp ngắn vào hôm 18/2 vừa qua rằng, sự bùng phát dịch bệnh Corona đã gây ra một số khó khăn đối với các dự án đầu tư ở nước ngoài.

Trung Quốc đã liên lạc với các công ty nước ngoài, chủ sở hữu ở nước ngoài và các Chính phủ sở tại sớm nhất có thể để được hỗ trợ và có thông tin xác thực nhất”, ông Bành Thanh Hoa, tổng thư ký của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc cho hay.

Siêu dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 62 tỷ USD tại Pakistan cho biết không bị dịch bệnh Corona tác động, mặc dù các quan chức cho biết một số nhà quản lý dự án đã bị cách ly sau khi trở về từ Trung Quốc.

Corona phá vỡ chuỗi cung ứng

Virus corona cũng đã bắt đầu phá vỡ chuỗi cung ứng, khi các công ty Trung Quốc là đầu mối cung cấp máy móc và linh kiện chính.

Văn phòng của các nhà quản lý cấp cao của Trung Quốc hiện đều trống trơn tại Đặc khu kinh tế Campuchia, nơi đã từng tự phong là một dự án mang tính bước ngoặt của Sáng kiến ​​Vành đai, Con đường và là nơi có hơn 160 doanh nghiệp và hơn 20.000 công nhân.

Các nhân viên từ các nhà máy do Trung Quốc điều hành nói với Reuters rằng hầu hết công nhân tại đây đều là người địa phương, nhưng thách thức lớn hơn là sự phụ thuộc của họ vào nguồn cung vật liệu từ Trung Quốc.

“Điều đó chỉ khiến thời gian hoàn thành dự án bị kéo dài, đương nhiên cũng đội chi phí lên nữa”, ông Nick Marro, lãnh đạo thương mại toàn cầu tại Đơn vị tình báo kinh tế và cũng là một nhà phân tích Trung Quốc cho biết.

“Và mặc dù điều đó chỉ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động trong quý đầu tiên, tùy thuộc vào việc virus corona bao giờ mới chấm dứt, sự tăng trưởng chậm hơn của Trung Quốc sẽ có tác động khu vực và toàn cầu”, ông nói thêm.

Ở một số nơi mà Sáng kiến Vành đai, Con đường hiện hữu, tác động của virus corona đã đến.

Theo đó, Bangladesh đã tuyên bố trì hoãn một số dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc vận hành nhà máy điện than Payra, dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu tháng 2 này.

Bên cạnh đó, hơn 2.000 công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy và khoảng 40% trong số đó đã về nhà vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, truyền thông địa phương đưa tin. Trong đó, chỉ 20 người được phép trở lại làm việc vào ngày 17/2 vừa qua sau 14 ngày cách ly.

Hồng Vân/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa có 7.000 ha cây màu liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thanh Hóa có 7.000 ha cây màu liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:51 , 18/09/2024

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hoá, 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất cây màu giá trị kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.

Thanh Hóa: Năng suất lúa mùa đạt 56 tạ/ha

Thanh Hóa: Năng suất lúa mùa đạt 56 tạ/ha

16:21 , 18/09/2024

Vụ mùa năm 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo cấy 112.205 ha lúa, chủ yếu bằng các giống chủ lực như; KD 18, BC 15, TBR 225, Bắc thơm 7, Nếp cái hoa vàng. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí khung lịch mùa vụ phù hợp, đảm bảo cơ cấu giống, chú trọng khâu chăm sóc, tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa.

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

07:00 , 18/09/2024

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 28 triệu USD.

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

06:45 , 18/09/2024

Thời điểm này đang là một trong những thời điểm mang lại cơ hội tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, nếu doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng của khách hàng toàn cầu.

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

06:10 , 18/09/2024

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước cho thấy tính đến đầu tháng 9/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là trên 238.000 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao.

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

07:54 , 17/09/2024

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Thanh Hóa như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản,..đang ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bền vững. Vì vậy, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp trong tỉnh.

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

07:51 , 17/09/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng và có thể làm giảm GDP cả nước năm 2024 khoảng 0,15%.

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

08:45 , 16/09/2024

Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt  hơn

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

08:35 , 16/09/2024

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

08:32 , 16/09/2024

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.