Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hoá khoá XVIII - Phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Ngày làm việc thứ 3 cũng là ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 17, HĐND khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Buổi sáng, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII.
Báo cáo trước HĐND tỉnh về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa cho biết: Thời gian vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngành và các chủ đầu tư, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn so với cùng kỳ và cao hơn mức bình quân chung của cả nước, nhiều công trình hoàn thành đi vào sử dụng sớm, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, một số chương trình, dự án giải ngân còn chậm; công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu xây lắp của một số dự án nhìn chung còn kéo dài. Vẫn còn 24/94 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, trong đó có 03 chủ đầu tư chưa giải ngân. Tiến độ thi công của nhiều dự án chuyển tiếp chưa đảm bảo theo hợp đồng thi công đã ký. Nhiều dự án đã quá thời gian, phải điểu chỉnh tiến độ.
Trước những tồn tại, hạn chế nêu trên, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ngành có liên quan về nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục.
Đại biểu Mai Nhữ Thắng, tổ đại biểu HĐND huyện Triệu Sơn chất vấn về việc giải ngân nguồn vốn các dự án đầu tư công tuy có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình chung của cả nước, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, giải pháp trong thời gian còn lại? Giải ngân vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 mới chỉ đạt 45,5% kế hoạch, thấp hơn giải ngân vốn năm 2023 (70,5% kế hoạch). Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian tới là gì? Đại biểu Hà Thị Hương, tổ Đại biểu HĐND huyện Quan Hoá đặt câu hỏi về việc theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến giá trị kế hoạch giải ngân vốn năm 2023 đạt 598 tỷ đồng, bằng 63,8% kế hoạch; số vốn còn lại không có khả năng giải ngân trong năm 2023, đề nghị kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024. Đề nghị đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cho biết nguyên nhân, trách nhiệm của việc giải ngân Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đạt thấp và giải pháp khắc phục?
Trả lời chất vấn về nội dung trên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn chỉ ra các nguyên khách quan và chủ quan đồng thời khẳng định, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cho biết, nguyên nhân chủ quan là do công tác khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư chưa tốt, năng lực trong chỉ đạo điều hành của nhiều chủ đầu tư còn yếu kém, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư với các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng chưa chặt chẽ.
Các đại biểu cũng đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành có liên quan làm rõ trách nhiệm và các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công.
Đại biểu Lương Tiến Thành, tổ đại biểu HĐND huyện Quan Sơn đặt câu hỏi, trong tổng số 94 chủ đầu tư, đơn vị được giao vốn năm 2023, có 21 chủ đầu tư, đơn vị giải ngân dưới mức giải ngân trung bình của cả tỉnh, 03 chủ đầu tư chưa giải ngân. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh giải ngân đạt 46,2% kế hoạch; UBND cấp huyện giải ngân đạt 65,7% kế hoạch; UBND cấp xã đạt 69,9% kế hoạch; các đơn vị khác 82,9% kế hoạch. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cho biết giải pháp khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm?
Theo Đại biểu Cao Tiến Đoan, tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Sầm Sơn, những tồn tại hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nguyên nhân chủ quan là do chủ đầu tư, vậy đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá có thể cho biết giải pháp mạnh mẽ như thế nào đối với chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong thời gian tới?
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cho biết, Sở Kế hoạch và đầu tư xác định đây là tiêu chí đánh giá nhiệm vụ hoàn thành của các chủ đầu tư, đối với các chủ đầu tư có kết quả giải ngân chậm sẽ đề nghị HĐND, UBND tỉnh không giao cho chủ đầu tư dự án mới. Theo kế hoạch trung hạn 2021-2025 đã xác định đối với từng dự án cho các chủ đầu tư, quá trình triển khai đến nay, đối với các dự án triển khai chậm, chưa triển khai, Sở đã nghiên cứu rà soát cắt giảm bớt đầu tư công trung hạn của các chủ đầu tư này.
Liên quan đến tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa – Thể Thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, các Ban quản lý dự cũng đã trả lời nhiều nội dung được đại biểu nêu thuộc trách nhiệm của ngành được phân công; trong đó nhận rõ trách nhiệm của ngành, đơn vị mình, nêu giải pháp khắc phục và cam kết thực hiện tốt các phần việc của mình để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của các đại biểu tham gia chất vấn và trả lời chất vấn. Qua đó thấy rõ được sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và các chủ đầu tư, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn so với cùng kỳ và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, đồng thời yêu cầu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Trưởng các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện những giải pháp, cam kết đã hứa tại kỳ họp, đảm bảo nghiêm túc, có hiệu quả để tỷ lệ giải ngân của các dự án đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm cần tập trung ưu tiên hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với vốn đầu tư công còn lại của năm 2023, phấn đấu đến ngày 31/12/2023 phải giải ngân ít nhất 95% trở lên. Tiếp tục chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư công, nhất là các dự án lớn, quan trọng, đồng thời chỉ đạo kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của việc giải ngân chậm đối với từng địa phương, đơn vị, chương trình, dự án cụ thể. Kiên quyết điều chuyển vốn các dự án thực hiện chậm; không giao các dự án mới cho các chủ đầu tư có nhiều dự án thực hiện chậm, không đạt yêu cầu. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó, UBND tỉnh khẩn trương thực hiện phân bổ và giao chi tiết toàn bộ kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao trước ngày 31/12/2023, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản liên quan.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng yêu cầu các Sở, ngành nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngay sau khi nhận được hồ sơ, đề xuất của các chủ đầu tư; đồng thời chủ động hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đúng trình tự, đảm bảo quy định pháp luật. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, đôn đốc, hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công hằng năm.
Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn, phải chủ động, linh hoạt, làm gọn từng phần, kiểm đếm đến đâu thì thẩm định, phê duyệt, chi trả tới đó; tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án, báo cáo cấp trên để được hướng dẫn, xử lý nếu vượt thẩm quyền, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của cấp xã quản lý.
Đối với các dự án dự kiến khởi công mới, cần chủ động chuẩn bị thật tốt các thủ tục để triển khai thực hiện, giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao vốn, không để sau khi giao vốn mới bắt đầu triển khai các công việc.
Tiếp đó, các đại biểu HĐND đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Công thương về tình trạng tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp còn rất chậm và thiếu đồng bộ. Theo báo cáo, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quy hoạch 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 5.300 ha. Đến nay, đã thành lập được 45 cụm công nghiệp, nhưng mới chỉ có 05 cụm công nghiệp đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành theo giai đoạn các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút dự án thứ cấp.
Đại biểu Đinh Ngọc Thúy, tổ đại biểu huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chất vấn, Sở Công thương đã tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp gì để xử lý tình trạng chậm thực hiện dự án? Những giải pháp đưa ra lần này có phải giải pháp đột phá để khắc phục tình trạng chậm đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trong thời gian tới không? Đại biểu Đỗ Ngọc Duy, tổ đại biểu huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa phát biểu, về việc có ý kiến cho rằng là do chính nhà đầu tư không muốn đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng vì chưa tìm được nhà đầu tư thứ cấp. Đề nghị Giám đốc Sở Công thương nhận định về ý kiến này và cho giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết, hàng tháng, Sở đã báo cáo tiến độ từng cụm, đề ra giải pháp. Đối với các chủ đầu tư, Sở đã cùng với các huyện để làm việc rõ từng cụm công nghiệp, phân tích khó khăn, vướng mắc, trách nhiệm cụ thể các bên liên quan, tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hiệu lực của quyết định thành lập cụm với chủ đầu tư cũ, lựa chọn chủ đầu tư mới vẫn theo quy định của pháp luật và theo cơ chế quản lý, nhưng nâng cao tinh thần trách nhiệm với các chủ đầu tư; các sở, ngành, các địa phương và các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư.
Đại biểu Nguyễn Văn Thành, Tổ đại biểu thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi, trước thực trạng chủ đầu tư không tích cực triển khai thủ tục đầu tư, không triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, Sở Công thương đã đôn đốc thực hiện việc tham mưu cho UBND tỉnh xử lý như thế nào? Tại sao không kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ?
Lý giải về việc chậm tiến độ đối với từng dự án, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết, đối với việc đôn đốc, Sở đã làm việc rất nhiều lần với các chủ đầu tư. Về việc tại sao lại không cương quyết, không thu hồi dự án, ông Phạm Bá Oai cho biết, khi thu hồi phải đủ điều kiện pháp lý, Sở phải xin ý kiến các ngành, các huyện, mặt khác các doanh nghiệp không đồng thuận với việc thu hồi, họ cũng phải thấy sai, thấy chậm thì mới thu hồi được.
Để làm rõ trách nhiệm cũng như thực trạng, giải pháp của từng dự án, tìm ra nguyên nhân gốc rễ và hướng tháo gỡ thật sự hiệu quả, nhiều đại biểu cũng tập trung chất vấn lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương có liên quan trong việc chậm thực hiện giải phóng mặt bằng và các thủ tục đầu tư.
Trả lời đại biểu Hoàng Anh Tuấn, tổ đại biểu huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa về nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm xác định giá đất, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nguyên nhân khách quan là số lượng dự án nhiều, thẩm định giá đất khó, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tư vấn đủ năng lực để thẩm định giá, chúng tôi phải thuê đơn vị từ Hà Nội vào. Chi phí xây dựng thì do Sở Xây dựng thẩm định và được xác định trên cơ sở thiết kế dự toán của chủ đầu tư lập, thời gian thẩm định giá ở mục này cũng lâu. Các cơ quan chuyên môn phối hợp chưa tốt nên thời gian thẩm định giá chậm."
Tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã giải trình, làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh mà đại biểu và cử tri quan tâm; đồng thời thẳng thắn khẳng định: Nguyên nhân chậm tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phần lớn là ở trách nhiệm quản lý nhà nước. Do đó, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo sát sao các Sở, ban, ngành tháo gỡ tất cả các khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án để chấm dứt tình trạng này. Đối với các dự án triển khai trong thời gian tới, các đơn vị, địa phương phải rút kinh nghiệm triệt để, đặc biệt là trong việc khảo sát, lập dự án, chọn lựa nhà đầu tư, tránh lặp lại những tồn tại, khuyết điểm thời gian qua; các đầu mục công việc phải được giao rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, chậm trễ ở đâu kiên quyết xử lý ở đó.
Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự cầu thị của các đại biểu tham gia chất vấn và trả lời chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: vấn đề giải quyết tình trạng chậm tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là vấn đề không chỉ riêng của ngành Công thương, mà cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan cấp tỉnh với địa phương, giữa cơ quan nhà nước với chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Do đó, thời gian tới, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành, đơn vị và UBND các địa phương sớm ban hành, triển khai đảm bảo tính đồng bộ của các quy hoạch; cân đối, phân bổ chi tiêu sử dụng đất cho các cụm công nghiệp; trình HĐND tỉnh phương án chuyển mục đích sử dụng đất; đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; nâng cao trách nhiệm trong lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo nhà đầu tư phải đủ năng lực, kinh nghiệm và có trách nhiệm đối với dự án; kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ.
Các sở, ngành chức năng theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện của từng cụm công nghiệp đã được thành lập để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, xây dựng hạ tầng; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính để nhà đầu tư sớm triển khai dự án.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc hoàn thiện hồ sơ, giải phóng mặt bằng, thu hút dự án thứ cấp; báo cáo cấp có thẩm quyền ngay khi có vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Đối với các chủ đầu tư cụm công nghiệp cần tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật; kịp thời phản ánh và đề nghị các cơ quan nhà nước giải quyết khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Thi kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ tại một số cơ quan, đơn vị
Chiều ngày 21/1, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã đến thăm, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ và chúc Tết cán bộ, công chức, nhân viên, người lao động Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, Công ty Cổ phần cấp nước Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng UBND tỉnh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước
Sáng ngày 21/1, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp đoàn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đến chúc mừng Tỉnh ủy nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh.
Thường trực Tỉnh ủy gặp mặt nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo
Chiều ngày 21/01, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh; lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của tỉnh; phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương tại Thanh Hóa nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Thường trực Tỉnh ủy gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh
Sáng ngày 21/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi gặp mặt.
Huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội chăm lo đời sống cho đoàn viên, công nhân, lao động
Tối ngày 20/1, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025. Chương trình được kết nối trực tuyến tại 3 điểm cầu gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Trung tâm hội nghị huyện Quan Sơn và Trung tâm hội nghị huyện Yên Định.
Lễ trao giải Búa Liềm Vàng lần thứ 9 năm 2024
Tối ngày 20/1, Lễ công bố và trao Giải Báo chí Toàn quốc về Xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ 9 - năm 2024 và Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Với Đảng vẹn tròn tin yêu" chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự buổi lễ còn có các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại diện các bộ, ngành, trung ương và địa phương. Về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chuẩn bị thông xe kỹ thuật cầu Xuân Quang và đường Vạn Thiện đi Bến En
Chiều ngày 20/1, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực địa tiến độ dự án đường Vạn Thiện đi Bến En và dự án cầu Xuân Quang để chuẩn bị thông xe kỹ thuật. Đây là 2 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, do Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa làm chủ đầu tư.
Khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 20/1, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trong tỉnh, Nhà Xuất bản Thanh Hóa tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng và tỉnh Thanh Hoá thăm chúc Tết cán bộ chiến sỹ đảo Mê
Sáng ngày 20/1, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng và tỉnh Thanh Hoá do Trung tướng Đỗ Xuân Tụng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu đã ra thăm, chúc Tết cán bộ chiến sỹ đảo Mê.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên kiểm tra tình hình đời sống Nhân dân huyện Bá Thước
Sáng ngày 20/1, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa đã đi kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang, gia đình chính sách, người cao tuổi trên địa bàn huyện Bá Thước nhân dịp Tết Ất Tỵ
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.