Kỳ họp thứ 20, Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá XVIII chất vấn và trả lời chất vấn
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 20, chiều ngày 9/7, Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá XVIII bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các ban, sở, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh; các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa và các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII.
Chất vấn Giám đốc Sở Tài chính về nội dung: Trong những năm qua, việc quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả tài sản công dôi dư còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc xử lý tài sản công là các cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập thôn, xã, các đơn vị sự nghiệp công lập; trang thiết bị y tế, thiết bị giáo dục nghề nghiệp; các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu nhiều câu hỏi, đề nghị Giám đốc Sở Tài chính cho biết thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Đại biểu Đỗ Ngọc Duy, Tổ Đại biểu huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá chất vấn: "Việc phê duyệt phương án sắp xếp lại xử lý cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh còn chậm, phải điều chỉnh nhiều lần, có địa phương từ lúc có văn bản đề nghị phê duyệt đến khi được phê duyệt kéo dài 18 tháng 27 ngày, đồng chí cho biết nguyên nhân phải điều chỉnh nhiều lần, chậm phê duyệt, trách nhiệm thuộc về ai?"
Ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hoá cho biết: "Năm 2021, Chính phủ mới ban hành sửa đổi Nghị định 67 điều chỉnh lại Nghị định 167 nên phối hợp các chính sách có sự thay đổi. Thanh Hóa có số lượng đơn vị sát nhập lớn, địa bàn rộng, tài sản dôi dư có liên quan đến quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Tổng hợp các đơn vị việc quản lý tài sản thay đổi nhân sự nên cập nhật chậm. Cơ thường trực chưa có trách nhiệm chưa sát sao tuyệt đối".
Đại biểu Cầm Bá Chái, Tổ Đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá chất vấn: "Theo báo cáo, hiện nay có nhiều có sở nhà, đất thiếu hồ sơ pháp lý, hồ sơ không chính xác, có trường hợp sử dụng cơ sở nhà đất được nhận điều chuyển từ cơ quan khác nhưng không có đăng ký lại quyền sử dụng tài sản theo quy định hoặc không có hồ sơ pháp lý, đề nghị đồng chí cho biết những bất cập, vướng mắc và giải pháp để tháo gỡ".
Ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá trả lời chất vấn.
Các đại biểu cũng đưa ra các câu hỏi liên quan đến tài sản dôi dư tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc xác lập sở hữu toàn dân đối với các máy móc, thiết bị y tế được tài trợ còn khó khăn, vướng mắc, dẫn đến những bất cập trong việc theo dõi, quản lý, sử dụng và hoạch toán tài sản tại các đơn vị. Các nội dung này cũng đã được lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Y tế và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời.
Thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cũng đã báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung thuộc thẩm quyền, đồng số thời đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả tài sản công dôi dư trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao các đại biểu đã nêu câu hỏi rất cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng và bám sát chủ đề chất vấn; tranh luận thẳng thắn, mang tính xây dựng, thể hiện vai trò, trách nhiệm và quyền giám sát của đại biểu HĐND. Phần trả lời của Giám đốc Sở Tài chính và các sở liên quan đã nêu đúng trọng tâm vấn đề, không né tránh trách nhiệm.
Ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của UBND tỉnh và các ngành, địa phương, đơn vị trong việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công dôi dư trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài chính, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, triển khai có hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, đẩy nhanh việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý, quản lý tài sản cộng dôi dư hiện nay, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.
UBND tỉnh cần chủ động báo cáo, đề xuất các cơ quan Trung ương tháo gỡ những khó khăn, bất cập về mặt thể chế trong quá trình thực hiện xử lý tài sản công. Cùng với đó, khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định, quy trình đề xuất, thực hiện việc sắp xếp, xử lý các tài sản công. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập; phê duyệt phương án xử lý cụ thể với từng tài sản; chỉ đạo làm tốt một số trường hợp "Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất" để làm điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng ra các huyện, thị, thành phố. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát, cập nhật đầy đủ tài sản công vào cơ sở dữ liệu tài sản công quốc gia để theo dõi, quản lý; hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của từng tài sản nhà, đất, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất trên địa bàn tỉnh; đưa tài sản sau sắp xếp vào sử dụng, tuyệt đối không để bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động rà soát, sắp xếp lại máy móc thiết bị và tài sản công khác thuộc phạm vi quản lý để xử lý theo đúng quy định. Bố trí nguồn kinh phí phù hợp để thực hiện đầu tư sửa chữa, cải tạo một số tài sản công dôi dư sau khi đã thực hiện sắp xếp theo quy định mà phải chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định, quy trình, trình tự xử lý tài sản công sau sáp nhập; hướng dẫn để các huyện, thị xã, thành phố thực hiện. Trong quá trình thực hiện, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, hoặc báo cáo cấp trên nếu vượt thẩm quyền. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý tài sản sau sáp nhập; rà soát, lập phương án sắp xếp và xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các đơn vị hành chính. Kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn khắc phục và xử lý các vi phạm (nếu có). Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác lập sở hữu toàn dân đối với các trang thiết bị được tài trợ; rà soát máy móc, thiết bị và tài sản dôi dư; xác định nhu cầu sử dụng để đề xuất phương án xử lý theo hướng điều chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu và các hình thức khác theo quy định. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát máy móc, thiết bị và tài sản dôi dư; xác định nhu cầu sử dụng, đề xuất phương án xử lý theo quy định.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Kế hoạch số 69 của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn, đôn đốc của tỉnh về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Quản lý, sử dụng tài sản công hợp lý, hiệu quả, tránh gây lãng phí, thất thoát. Trong thời gian chờ xử lý, phải bố trí nhân lực trông coi, bảo vệ, bảo quản tài sản, tránh để lấn chiếm, thất thoát, xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí tài sản của Nhà nước.
Tiếp đó, các đại biểu HĐND đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về thực trạng, hiệu quả, tính thiết thực, khả thi của các đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê, giai đoạn 2020 – 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu 130 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đã có 11 nhiệm vụ khoa học công nghệ đang thực hiện phải dừng; 25 nhiệm vụ triển khai kéo dài, phải gia hạn thời gian thực hiện; 2 nhiệm vụ không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu. Các đại biểu HĐND tỉnh cho rằng, những con số này đã cho thấy nhiều bất cập, hạn chế trong công tác tham mưu, đề xuất, cũng như việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Tưởng, Tổ Đại biểu huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chất vấn: "Ký nhiệm vụ khoa học công nghệ nhiều nhưng Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu, đề xuất trình Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh lựa chọn các nhiệm vụ còn hạn chế, dẫn đến khi tổ chức thực hiện còn có nhiệm vụ phải dừng, hoặc gia hạn thời gian, hoặc nghiệm thu không đạt. Nguyên nhân của những hạn chế trong tham mưu đề xuất lựa chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới?"
Ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa giải trình:
Bên cạnh đó, các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn về bất cập trong tỉ lệ giữa các nhóm, ngành, lĩnh vực trong cơ cấu đề tài, đề án, dự án khoa học, công nghệ được phê duyệt, cũng như việc thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, dẫn đến hiệu quả các công trình không đạt như kỳ vọng.
Đại biểu Lê Thị Hương, Tổ Đại biểu huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chất vấn: "Một số nhiệm vụ khi thực hiện xong, nghiệm thu "đạt" nhưng chậm đưa vào ứng dụng phục vụ sản xuất và đời sống; một số nhiệm vụ đưa vào ứng dụng phục vụ sản xuất và đời sống nhưng hiệu quả không cao. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên? Giải pháp khắc phục?"
Ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là độ trễ tất yếu của khoa học, một số đề tài mới nghiệm thu 1 năm chưa bộc lộ hiệu quả. Một số đề tài hiện mới triển khai ở diện tích nhỏ, tương lai nhân rộng thì sẽ tốt hơn. Đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tạo điều kiện".
Tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cũng đã làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến quy trình, tiến độ thực hiện các đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; đồng thời khẳng định: UBND tỉnh cam kết sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đưa lĩnh vực này phát triển, xứng đáng là khâu đột phá của tỉnh.
Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự cầu thị của các đại biểu tham gia chất vấn và trả lời chất vấn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng thẳng thắn chỉ rõ: những bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực khoa học – công nghệ không chỉ là trách nhiệm của Sở Khoa học Công nghệ, mà còn là trách nhiệm chung của tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan. Do đó, HĐND tỉnh đề nghị: ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai các giải pháp hiệu quả để khắc phục các hạn chế, tạo chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và việc thực hiện các mục tiêu phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Thực hiện tốt Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 – 2025.
Thứ hai, tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực phụ trách, đề xuất với UBND tỉnh để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của sở, ngành, địa phương, đơn vị mình. chủ động, tích cực tham gia và ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Thứ 3, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, xét giao trực tiếp, thẩm định, phê duyệt kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiến độ và đúng pháp luật. Đặc biệt, hạn chế tối đa phương thức giao trực tiếp, mà phải tổ chức đánh giá năng lực một cách khách quan, để lựa chọn đơn vị có đủ năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Thứ tư, thực hiện chặt chẽ, trách nhiệm, chất lượng và đúng quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định ở tất cả các khâu; thực hiện triệt để hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực, chất lượng.
Thứ năm, có giải pháp để phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Có giải pháp thu hút các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.
Thứ sáu, tổ chức tốt công tác bàn giao kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ, xây dựng phương án và tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức thực hiện việc hậu kiểm, kiên quyết dừng thực hiện nhiệm vụ khi xét thấy đơn vị chủ trì không còn đủ năng lực thực hiện, thời gian kéo dài hoặc không còn hiệu quả.
Thứ bảy, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này theo đúng dự toán, nội dung đã được phê duyệt.
Thứ 8, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trên lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo kế hoạch, sáng ngày 10/7, kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII sẽ tiếp tục làm việc và bế mạc.
Kỳ họp thứ 23 Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20
Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp thứ 23 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024, thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
Chiều tối ngày 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng; đại diện các sở ngành, đơn vị liên quan.
Tuần hàng Sơn La tại tỉnh Thanh Hóa
Tối ngày 20/12, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Khai mạc Tuần hàng thuộc chương trình Hỗ trợ thông tin phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 tỉnh Sơn La. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.
Đại hội Đại biểu Hội người mù tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng ngày 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội đại biểu khoá VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và 128 đại biểu là hội viên Hội người mù tỉnh.
Thành phố Thanh Hoá: 30 năm xây dựng và phát triển
Năm 1994, thành phố Thanh Hoá được thành lập. Trải qua 30 năm phát triển, thành phố Thanh Hoá đã trở thành "đầu tàu" kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ. Trong lộ trình phát triển, thành phố Thanh Hoá đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đoàn công tác của tỉnh chúc mừng Sư đoàn Bộ binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 20/12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ Binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368 đóng chân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thị xã Bỉm Sơn.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Tiến Lam chúc mừng Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 20/12, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã đến chúc mừng cán bộ, nhân viên, người lao động Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa
Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn vừa đến thăm, chúc mừng Tòa giám mục Thanh Hóa nhân dịp Lễ Giáng sinh sắp đến.
Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hoá khóa XXII nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chiều ngày 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Thanh Hoá khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18. Đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hoá chủ trì và phát biểu khai mạc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.