Kỷ lục sét đánh dài hơn 700 km ở Brazil
Vào đêm hội Halloween năm 2018, bầu trời ở Brazil chói lòa trong một tia chớp khổng lồ.

Nhấn để phóng to ảnh
Một tia chớp khổng lồ rạch sáng bầu trời Porto Alegre, Brazil.
Tia sét rạch ngang bầu trời phía Nam nước này kéo dài hơn 700 km suốt từ bờ biển Đại Tây Dương đến tận rìa Argentina.
Theo một phân tích mới đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), tia chớp dữ dội này là tia chớp đơn dài nhất từ trước tới nay.
Bằng công nghệ vệ tinh tiên tiến, các nhà khoa học khẳng định rằng tia sét này dài gấp hơn 2 lần tia chớp kỷ lục trước đó là 320 km lóe lên trên bầu trời thành phố Oklahoma, Mỹ, vào năm 2007. Nhưng không phải tia sét ở Brazil thực sự mạnh hơn mà là do công nghệ giám sát ngày nay phát triển đột phá hơn trước.
Ông Randall Cerveny, báo cáo viên chính về các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan của WMO, cho biết rất có thể sẽ còn những tia sét dữ dội hơn nữa và chúng ta có thể quan sát được chúng khi công nghệ phát hiện sét phát triển hơn.

Nhấn để phóng to ảnh
Hình ảnh vệ tinh của tia chớp kỷ lục xuất hiện ở Brazil vào ngày 31/10/2018.
Sét đánh khi khối không khí lạnh và khối không khí nóng va vào nhau trong những cơn dông. Các tinh thể nước đá trong khối không khí lạnh va đập vào những giọt nước trong khối không khí nóng tạo ra ma sát và điện tích truyền qua đám mây. Khi phần dưới cùng của đám mây bị quá tải do mang quá nhiều điện tích âm thì điện chạy về phía vùng có điện tích dương dưới mặt đất hoặc ở đâu đó trong đám mây.
Sét thường đánh ở những khu vực có độ ẩm cao (là những nơi mà đối lưu sinh ra nhiều cơn dông hơn) và vùng núi cao. Vì thế, Nam Mỹ là một trong những nơi có nhiều sét nhất thế giới. Hồ Maracaibo ở Venezuela là “thủ đô” sấm sét của thế giới. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, nơi đây mỗi năm có đến 300 đêm xuất hiện sét và chớp rạch sáng bầu trời.
Trong nghiên cứu mới của WMO, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu vệ tinh chuyên giám sát thời tiết của Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc để tìm hiểu một số lần sét đánh mạnh kỷ lục. Những “con mắt không gian” này cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác hơn so với các mạng lưới thiết bị giám sát trên mặt đất. Nhờ đó kết quả nghiên cứu của nhóm được toàn diện và chính xác hơn những nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh việc xác định chiều dài của tia chớp là khoảng 700 km, nghiên cứu này cũng phát hiện ra một kỷ lục khác về thời gian kéo dài của tia chớp. Kỷ lục này thuộc về tia chớp trên bầu trời miền Bắc Argentina vào một đêm tháng 3 năm 2019. Nó kéo dài đến gần 17 giây. Kỷ lục trước đó là tia chớp ở Pháp, kéo dài 7,74 giây vào tháng 8 năm 2012.
Phạm Hường/Dân trí
Theo Live Science
Đọc thêm

Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp
Theo Trung tâm An ninh mạng quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp, đặc biệt là mã độc tống tiền.

Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các trí thức, nhà khoa học có nhiều nghiên cứu đổi mới công nghệ, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, hiệu quả
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ban hành Kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ vận hành chính quyền 2 cấp
Trong quá trình chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm đến hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số. Đây là yếu tố quan trọng để các xã phường vận hành thông suốt ngay sau khi đi vào vận hành chính thức.

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp
Sở khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Công ty Cổ phần Misa tổ chức hội nghị “Ứng dụng AI giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp”.

Đảm bảo hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới
Chiều 24/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai giải pháp thực hiện rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng và các sở, ngành liên quan.

Vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Robotics năm 2025
Ngày 23/6, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Kỹ thuật Tổng hợp, Tỉnh đoàn Thanh Hoá đã phối hợp cùng Công ty TNHH Học viện STEM tổ chức vòng chung kết “Cuộc thi Sáng tạo Robotics” lần thứ nhất năm 2025.

Áp dụng bộ đề sát hạch lái xe mới cho tất cả các kỳ thi từ 1/9
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch từ ngành giao thông nay là ngành xây dựng, Cục Cảnh sát giao thông đã soạn thảo, xây dựng nội dung chương trình sát hạch mới với 600 câu hỏi. Bộ đề này sẽ chính thức áp dụng ở tất cả các kỳ thi sát hạch lái xe từ ngày 1/9 tới đây.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhằm phá vỡ các rào cản kìm hãm sự phát triển của hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội đã chủ trương thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chủ trương này đã và đang được các tổ chức Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tin vào Trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc nhóm cao nhất thế giới
Theo Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Microsoft, 95% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tự tin đưa các tác nhân AI vào nhóm làm việc trong vòng 12 đến 18 tháng tới, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.