Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Quyết định của UNESCO có giá trị lớn lao, là sự ghi nhận của thế giới, của Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế toàn cầu lớn nhất - đối với những giá trị cao đẹp của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao quý nhất, xuất sắc nhất”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh như vậy trong Lễ kỷ niệm 30 năm UNESCO ra nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm nay (24/11).
Lễ kỷ niệm diễn ra ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội đồng tổ chức trọng thể.

(ảnh tư liệu)
Tại Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24, năm 1987 tại Pháp, UNESCO ra Nghị quyết số 24C/18.65 - Nghị quyết khuyến nghị các nước thành viên tiến hành các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà Văn hóa kiệt xuất” nhằm “làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người”, đồng thời thông qua việc kỷ niệm này “trên phạm vị quốc tế, góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới.”
Người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam cho hay, Nghị quyết được thông qua trong giai đoạn Việt Nam còn nhiều khó khăn, gần 20 năm sau ngày Bác đi xa. Quyết định đó của UNESCO có giá trị lớn lao, là sự ghi nhận của thế giới, của Liên hợp quốc – tổ chức quốc tế toàn cầu lớn nhất - đối với những giá trị cao đẹp của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao quý nhất, xuất sắc nhất.
“Đó còn là nguồn cổ vũ lớn lao, là biểu hiện của tình cảm bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cùng phấn đấu vì những giá trị chung cao đẹp của nhân loại tiến bộ” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, Nghị quyết của UNESCO đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là “anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn”. Người đã “cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Người đã có sự “đóng góp quan trọng và về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật”. Người là “kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của dân tộc mình và biểu hiện cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi nguồn cho niềm tin vào sự tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân. Với bạn bè quốc tế, Bác Hồ là biểu tượng của khát vọng hoà bình, đấu tranh chống áp bức, bất công.
“Trái tim và khối óc của Người luôn đồng lòng với nhân dân thế giới. Với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy” – Phó Thủ tướng cho hay.

Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, đã có nhiều hoạt động thiết thực để tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh và tôn vinh những giá trị cao đẹp của Người.
Từ những đường phố tại đất nước Madagascar, tới Bảo tàng Thành phố Mimasaka ở Nhật Bản, đã có nhiều câu chuyện, nhiều cuốn sách, nhiều thước phim tư liệu được chia sẻ về cuộc đời hoạt động của Người. Chính những hoạt động đó đã giúp tăng cường sự kết nối, dung hoà, hiểu biết hơn lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Trong quan hệ với UNESCO, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cũng sẽ cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương UNESCO, cùng nhau thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển bền vững, góp phần vào việc thực hiện các mảng công tác quan trọng của UNESCO.
“Điều đó là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, và cũng sẽ là hành động thiết thực phù hợp với tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Phó Thủ tướng cho hay.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cắt băng khai trương triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”.
Châu Như Quỳnh/Dân Trí
Đọc thêm

Liên minh Hợp tác xã Thanh Hóa biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn 2020 - 2025
Sáng 23/5, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong hệ thống Liên minh lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Đức Giang; đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các các sở, ngành liên quan.

Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Như Xuân
Các đại biểu HĐND tỉnh: Trần Mạnh Long, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; Nguyễn Ngọc Túy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tiếp xúc với cử tri xã Cát Vân và Cát Tân, huyện Như Xuân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Thọ Xuân
Các đại biểu HĐND tỉnh: Lê Đình Hải, Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân; Lê Thị Hương, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh; Lê Thị Thu Hiền, giáo viên Trường Tiểu học Xuân Hưng, đã tiếp xúc cử tri huyện Thọ Xuân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn
Các đại biểu HĐND tỉnh: Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn; Lương Tiến Thành, Phó Giám đốc Sở Tài chính đã tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn.

Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Như Thanh
Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh: Mai Xuân Bình, Giám đốc Sở Tư pháp; Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh đã tiếp xúc cử tri huyện Như Thanh.

Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Lộc
Các đại biểu HĐND tỉnh: Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh Thanh Hóa; Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa, đã tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Lộc.

Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND tỉnh khóa XVIII. Cụ thể như sau:

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri thành phố Sầm Sơn
Chiều 23/5, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Lương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy thành phố Sầm Sơn đã có buổi tiếp xúc cử tri thành phố Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.

Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp
Sáng 23/5, tại phiên thảo luận tổ trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã góp ý kiến vào việc chuyển tiếp một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chúc mừng Thiếu tướng Lê Văn Trung, Phó Chính ủy Quân khu 4
Sáng 23/5, Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chúc mừng đồng chí Lê Văn Trung, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy Quân khu 4, đồng thời được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.