Ký thỏa thuận an ninh với Hà Lan, Ukraine nhận viện trợ quân sự trị giá 2 tỷ euro
Ukraine đã ký một thỏa thuận an ninh quan trọng với Hà Lan, mở đường cho nước này nhận khoản viện trợ quân sự lên tới 2 tỷ euro (2,16 tỷ USD) từ Hà Lan, cũng như thúc đẩy hỗ trợ quân sự trong 10 năm tới. Đây đã là thỏa thuận an ninh thứ 7 mà Kiev kí với các nước phương Tây trong vòng hai tháng qua

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte bất ngờ đến thăm quân đội Ukraina tại Kharkiv, miền đông Ukraina, ngày 01/03/2024.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm 1/3 gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm bất ngờ đến thành phố Kharkov nằm gần biên giới với Nga . Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, tại Kharkov, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có cuộc gặp hẹp và hội đàm mở rộng và 1 cuộc thảo luận khác về quân sự. Sau đó, lãnh đạo Ukraine và Hà Lan đã ký thỏa thuận song phương về hợp tác an ninh, như một phần của Tuyên bố chung của các nước thuộc nhóm G7 được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva hồi năm ngoái.
Thỏa thuận này tái khẳng định quyết tâm của Hà Lan trong việc tiếp tục hợp tác hỗ trợ cho Ukraine. Văn bản có giá trị 10 năm kể từ ngày ký.Đặc biệt, theo thỏa thuận, trong năm 2024, Hà Lan sẽ hỗ trợ quân sự 2 tỷ EUR cho Ukraine, đồng thời hỗ trợ quốc phòng liên tục cho nước này trong 10 năm tới.Thỏa thuận cũng bao gồm điều khoản về việc viện trợ các thiết bị quân sự hiện đại và hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.Trong đó, 2 bên xác định các lĩnh vực ưu tiên bao gồm nâng cao năng lực phòng không, hỗ trợ pháo binh và xe bọc thép, hỗ trợ lực lượng hải quân và tầm xa, bao gồm cả không quân.Trong lĩnh vực phi quân sự, theo thỏa thuận, Hà Lan dự kiến sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong việc phục hồi và tái thiết kinh tế, chống lại các mối đe dọa hỗn hợp; hỗ trợ trong lĩnh vực tình báo, an ninh mạng và thông tin, chống tội phạm có tổ chức, cũng như trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Thỏa thuận cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Hà Lan đối với tư cách thành viên tương lai của Ukraine trong EU và NATO.
Hà lan là nước thứ 7 ký kết thỏa thuận an ninh với Ukraine, sau Canada, Italy, Đức, Pháp, Đan Mạch và Anh. Ngoài ra, Ukraine cũng đang thảo luận ký kết thỏa thuận an ninh với một số quốc gia khác.

Cựu Tổng thống Philippines nhận trách nhiệm hoàn toàn về chiến dịch chống ma túy
Ngày 12/3, cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đăng tải video lên trang Facebook cá nhân kèm nhiều chia sẻ, sau khi ông bị bắt giữ theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC với cáo buộc tội ác chống nhân loại, liên quan đến chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi trong thời gian ông nắm quyền.

Nga nêu yêu cầu với Mỹ về đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine
Hãng Reuters ngày 13/3 đưa tin, Nga đã gửi tới Mỹ danh sách các yêu cầu nhằm đi tới một thỏa thuận kết thúc xung đột tại Ukraine và tái thiết lập quan hệ song phương với Washington. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ những yêu cầu cụ thể mà Moscow đề xuất hay việc đàm phán hòa bình với Kiev có phụ thuộc vào việc chấp nhận các yêu cầu này hay không.

Liên hợp quốc công bố sáng kiến UN 80 do phải đối mặt với khó khăn tài chính
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/3 đã công bố sáng kiến mang tên UN 80 nhằm hoạt động hiệu quả hơn khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính vốn trở nên trầm trọng do các chính sách mới “nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump.

Hamas hoan nghênh tuyên bố mới của Tổng thống Mỹ về Gaza
Hamas ngày 13/3, đã hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc không trục xuất người Palestine khỏi Dải Gaza, đảo ngược những phát ngôn trước đó về kế hoạch sơ tán vĩnh viễn hơn hai triệu người Palestine khỏi vùng lãnh thổ này.

Chủ tịch EC: Châu Âu cần tăng đột biến chi tiêu cho quốc phòng
Ngày 12/3 Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố, châu Âu cần tự chịu trách nhiệm lớn hơn về vấn đề quốc phòng của khu vực và đây là việc vô cùng cấp bách, cần hành động toàn lực.

Pakistan kết thúc chiến dịch giải cứu hàng trăm con tin bị phiến quân bắt giữ
Lực lượng an ninh Pakistan ngày 12/3 đã kết thúc chiến dịch giải cứu hàng trăm con tin bị bắt cóc trên một đoàn tàu bị các tay súng của Quân đội Giải phóng Baloch (BLA) tấn công một ngày trước đó, tại huyện Bolan, tỉnh Balochistan nằm ở phía Tây Nam nước này.

Canada: Lãnh đạo mới của đảng Tự do cầm quyền cam kết bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế
Theo kết quả chính thức công bố hôm 9/3, ông Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, đã được bầu làm lãnh đạo mới của Đảng Tự do với số phiếu áp đảo 85,9%. Với chiến thắng này, ông Carney sẽ sớm trở thành Thủ tướng thứ 24 của Canada, kế nhiệm ông Justin Trudeau.

Tín hiệu tích cực trước các cuộc đàm giữa Mỹ và Ukraine
Ngày 10/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ tới Saudi Arabia để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với các quan chức cấp cao Mỹ, trong nỗ lực tìm tiếng nói chung trong giải pháp hòa bình chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ngay trước chuyến đi của ông Zelensky, ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã dỡ bỏ phần lớn lệnh đóng băng chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ với Ukraine, đồng thời bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán sắp tới với các quan chức Ukraine tại Saudi Arabia sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.

Iran tái khẳng định mục đích hòa bình của chương trình hạt nhân
Ngày 9/3, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tái khẳng định, chính quyền Tehran chưa bao giờ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân, viện dẫn một sắc lệnh tôn giáo của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei cấm các loại vũ khí này.

Đặc phái viên Mỹ lạc quan về cuộc đàm phán với Hamas
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về đàm phán con tin, ông Adam Boehler, ngày 9/3 cho biết, các cuộc họp với phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas ở Palestine về việc thả con tin tại Gaza rất hữu ích và không loại trừ khả năng sẽ có thêm các cuộc gặp nhóm vũ trang Palestine.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.