Kỳ tích nuôi sống bé sinh non 24 tuần chỉ nặng 600g
Bé gái ở Tuyên Quang chào đời khi mới được 24 tuần tuổi, chỉ nặng vỏn vẹn 6 lạng, tím tái toàn thân… Sau 2 tháng nuôi lồng ấp, cân nặng của bé lên được 1,8 kg.
Bé gái được đặt tên là Phạm Thị Trang, ở Yên Sơn,Tuyên Quang. Trước đó ngày 11/10, chị Nhung, mẹ bé bất ngờ bị vỡ ối chuyển dạ khi đang mang thai ở tuần thứ 24. Đây là lần mang thai đầu tiên của chị Nhung.
Trẻ sinh ra chỉ nặng có 600g. Nghe bé cất tiếng khóc chào đời, gia đình vừa lo lắng, vừa buồn và rất sợ mất con.
Ngay sau sinh, bé bị tím tái toàn thân, thở chậm, lạnh…, các y bác sĩ đã bóp bóng cấp cứu khẩn cấp. May mắn sau đó bé đã hồng hào trở lại và đưa ngay đến phòng phòng Đơn nguyên Sơ sinh, khoa Nhi.
2 vợ chồng chị đã khóc rất nhiều vì thương con. Dù vậy, hai anh chị cố gắng cùng các bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi tiếp tục kiên trì chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Thạc sĩ-Bác sĩ Đỗ Thị Thu Giang, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong nhiều em bé sơ sinh non yếu được nuôi dưỡng chăm sóc và điều trị thành công tại phòng Đơn nguyên sơ sinh thì bé Trang là trường hợp sơ sinh non nhất. Khi mới sinh bệnh nhi chỉ bé như ổ bánh mì. Thể trạng bé còn chưa hoàn thiện, rất dễ bị nhiễm khuẩn, vàng da, thiếu máu… Do sức khỏe trẻ quá yếu, bệnh viện không có xe cấp cứu chuyên dụng nên không thể chuyển trẻ về Hà Nội.
Trong thời gian nằm lồng ấp, có những lúc trẻ bị nhiễm khuẩn huyết nguy kịch, phải dùng đa kháng sinh, thở máy. Ven quá nhỏ nên bác sĩ cũng không thể truyền đạm, mà cho trẻ nhỏ giọt qua đường dạ dày.
Các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Nhi thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc bé, duy trì tốt chế độ ăn, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chống nhiễm khuẩn cho bé…
Hiện tại, sau 2 tháng được chăm sóc đặc biệt, bé đã nặng được 1,8kg, tình trạng nhiễm khuẩn được kiểm soát tốt. Bé đã tập bú và tự bú mẹ được, có thể bú bình 30ml mỗi lần. Các bác sĩ, điều dưỡng đã hướng dẫn mẹ bé cách bế và chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo (chuột túi) hay còn gọi là da kề da.
![]() |
Trẻ tiếp tục được điều trị và chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện thêm 6-8 tuần nữa để tương tương với tuổi thai của trẻ bình thường khi chào đời. Sau khi xuất viện, trẻ sẽ được đưa về Bệnh viện Nhi Trung ương để kiểm tra bệnh lý võng mạc ở trẻ đẻ non, nếu có bất thường sẽ được tiêm thuốc điều trị.
Theo Hà An/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thu hồi lô thuốc Femancia của Công ty dược phẩm Medisun
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn thông báo về việc thu hồi trên toàn quốc lô thuốc viên nang cứng Femanicia do Công ty cổ phần dược phẩm Medisun (có trụ sở và nhà máy tại thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương) sản xuất.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.