Kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm mới 2025
Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Bước vào năm mới 2025, các doanh nghiệp đã chủ động các giải pháp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, luôn kỳ vọng vào một năm mới với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo được tăng trưởng và bứt phá mới.
Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, huyện Nga Sơn chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là các mặt hàng chiếu cói, mây tre đan. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đã xuất khẩu sang 20 nước trên thế giới. Năm 2024, công ty đã tập trung khai thác thêm các thị trường: Úc, các nước Bắc Mỹ và châu Á. Bước sang năm 2025, thị trường Úc đang mở ra nhiều triển vọng lớn, đây sẽ là cơ hội để công ty tiếp tục gia tăng doanh thu trong năm 2025 đạt khoảng 50 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2025, công ty được đánh giá tốt về nhà xưởng, từ đó, tăng được lượng khách hàng, trong có có cả các khách hàng khó tính trên thế giới".

Năm 2024, các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hóa đã liên tục đổi mới, áp dụng công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh các thị trường truyền thống: EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, trong năm qua, các doanh nghiệp dệt may của Thanh Hóa đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như: Trung Đông, Nam Mỹ. Nhờ đó, ngành dệt may Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2023. Mặc dù năm 2025 được dự báo sẽ vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa vẫn kỳ vọng đây sẽ là một năm sản xuất kinh doanh có nhiều bứt phá.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa cho biết: "Năm 2025, dệt may Thanh Hóa chắc chắn sẽ đạt được mức tăng trưởng ít nhất là 20%, đặc biệt là các đơn hàng của các nước thị trường mới tiềm năng như Đông Âu, Trung Đông và Nga".
Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 12%, đứng thứ 2 cả nước; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 57.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 7 cả nước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng khá cao ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Bước sang năm 2025, với những dự báo tích cực về triển vọng kinh tế và nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm mới 2025.
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Với sự chủ động từ doanh nghiệp cũng như các giải pháp từ các cấp, ngành của tỉnh, tin rằng trong năm 2025 cộng đồng doanh nghiệp tỉnh sẽ có sự bứt phá, phát triển mạnh mẽ. Từ đó, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên dịa bàn tỉnh.

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển động dưới nhiều áp lực mới, từ căng thẳng thương mại, đến xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và biến động dòng vốn đầu tư, theo các chuyên gia, Việt Nam đứng trước thời điểm quan trọng để nhìn lại nền tảng phát triển của mình theo hướng bền vững hơn. Trong đó có những cơ hội trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Đăng ký các công trình khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Bộ Xây dựng vừa đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Niên vụ 2025, sản lượng thu hoạch vải thiều dự kiến tăng 30%
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh sẽ được mùa. Sản lượng vải thiều dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.