Kỳ vọng thái quá của cha mẹ, đứa trẻ sẽ là kim cương hoặc tan nát cuộc đời
Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái, đó là quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá, cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới trẻ, nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, thậm chí tự tử.
Con không có quyền lựa chọn
Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là "của để dành". Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu.
Những đứa con là "của để dành" của các ông bố, bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mình. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm "dạy dỗ" bọn trẻ đâu.
Em Trịnh Nguyệt Hà chia sẻ: "Từ khi học lớp 7, vì áp lực của gia đình và trường học, bị kỳ thị và coi thường là đứa học dốt nhất lớp. Điều đó khiến em dần ít nói và ngại giao tiếp với mọi người, càng lên lớp cao thì áp lực lại càng lớn. Thậm chí em không thể hòa đồng với các bạn.
Đỉnh điểm khi lên lớp 9, bố đã tạo áp lực rất lớn khi muốn em phải đỗ vào trường điểm của huyện. Sau kỳ thi đó, em sút mất 12kg, bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ, nhưng em nghĩ bản thân sức khỏe yếu và không quan tâm nhiều. Nhưng đến nay, khi chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, em càng cảm thấy tâm lý không ổn định, suy sụp và không biết phải làm gì".
Em N.P.A. (học sinh lớp 12, trường THPT Lê Quý Đôn) cho hay: "Bố mẹ luôn đặt thể diện lên trên cả con cái của họ, không thi được vào trường "top đầu" hay trượt đại học là nỗi nhục của bố mẹ. Bố mẹ của em luôn so sánh em với các bạn cùng khu phố, em cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng nếu nhận được sự đồng cảm của bố mẹ thì có lẽ việc học cũng tốt hơn. Dù buồn rất nhiều và vài lần có suy nghĩ tự tử, nhưng bố mẹ lại là người nuôi nấng em, cho em được bằng bạn bằng bè nên em cũng chẳng thể có sự lựa chọn nào khác cả".
Em Đặng Mỹ Hà (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) cho biết: "Lên lớp 12, việc học của em đã rất áp lực, thêm cả tiền học thêm, tiền sinh hoạt phí… và mỗi ngày em đều phải nghe bố mẹ nhắc đi nhắc lại chuyện tốn kém tiền nong. Vì thế em cảm thấy chán học, lực học của em chỉ ở mức khá nhưng bố mẹ lại ép em phải vào trường top đầu kinh tế, em chỉ mong sao lớn nhanh để đi làm, để khỏi đi học, áp lực về kinh tế học hành đã khiến em quá mệt mỏi".
Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là "của để dành" trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói "trẻ cậy cha, già cậy con" trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.
Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ.
Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song "của cải" thì phải để khoe!
Đừng đè áp lực trên đôi vai con
Tiến sĩ Xã hội học Phạm Hương Trà cho biết: "Cũng là một phụ huynh có con năm nay bước vào kỳ thi tuyển sinh vào 10, mình thấy rằng bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái, đó là quyền lợi chính đáng của các bậc làm cha làm, làm mẹ. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá, cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới trẻ.
Thực tế cho thấy, nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên mắc bệnh trầm cảm, tâm thần, thậm chí tự tử khi không đạt kết quả học tập như bố mẹ kỳ vọng, đặc biệt ở các kỳ thi quan trọng như thi vào cấp trung học phổ thông hay thi đại học, cao đẳng…
Cha mẹ nên biết nguyện vọng của con như thế nào, để hướng cho con đi đúng theo sở thích, đúng theo niềm đam mê của con. Không nên ép buộc trẻ phải học như bạn này, học như bạn kia. Đừng cố áp đặt con cái theo mong muốn của cha mẹ".
TS Nguyễn Tùng Lâm -Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, chuyện này đa phần là xuất phát từ tâm lý của cha mẹ, có nhiều nguyên nhân khiến cha mẹ phải làm thế này.
Một là so sánh con người ta với con mình và không muốn con mình thua kém vì thế cha mẹ sẽ cảm thấy mình thua kém với người ta. Hai là có những cha mẹ vì lúc còn trẻ đã không làm được vài điều, nên muốn con mình phải làm những điều đó thay mình.
Nguyên nhân thứ ba có thể xuất phát từ cái gọi là thói quen, lúc trước có quãng thời gian ba mẹ cũng chịu những áp lực như thế và đã quen với điều đó và họ cũng nghĩ là con mình cũng sẽ như mình ở thời điểm đó, rồi nó sẽ quên và trưởng thành.
Áp lực cũng có thể trở thành hai mặt, một đứa con sẽ trở thành một viên kim cương, hai là có thể khiến tan nát cuộc đời của một đứa trẻ.
"Khi đối mặt với trường hợp các em có sự lựa chọn chưa chính xác hay do kết quả của kỳ thi không đạt được kỳ vọng, các bậc làm cha làm mẹ xin hãy tôn trọng kết quả đó. Cần phải nhìn sự sai đó như một bài học đầu đời của con để con tự điều chỉnh và có ý thức hơn trong việc học tập, nâng cao ý quyết tâm vươn lên trong cuộc sống" - TS Tùng Lâm nhấn mạnh.
Kỳ thi đã ngày càng đến gần việc đồng hành và chia sẻ với các con, động viên và hướng dẫn con lựa chọn những ngôi trường phù hợp với năng lực học tập, sở trường là cách phụ huynh thể hiện sự tin tưởng vào chính con em mình. Hơn nữa, điều này cũng thể hiện sự gắn kết, yêu thương của cha mẹ dành cho các em.
Văn Hiền/ Dân trí
Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động hướng đến ngày 30/4 tại các trường học
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc để tri ân những hy sinh của các thế hệ cha ông, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc và phát huy giá trị lịch sử trong giai đoạn mới. Từ các buổi sinh hoạt dưới cờ đến các hội thi, hoạt động văn nghệ, các em học sinh đều tham gia một cách nhiệt tình, mang lại không khí sôi động và đầy ý nghĩa.

vnEdu Connect: Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo
Là một trong những giải pháp tiêu biểu góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, ứng dụng kết nối nhà trường và phụ huynh – vnEdu Connect của Tập đoàn VNPT đang ngày càng được nhiều trường học và phụ huynh trên cả nước tin tưởng lựa chọn.

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn Việt Nam tham dự sân chơi toán học quốc tế tại Turkmenistan giành kết quả xuất sắc với 6/6 học sinh đạt huy chương vàng.

Festival kinh tế năm 2025
Tối 26/4, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Festival kinh tế năm 2025 với chủ đề “Kinh tế xanh”.

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Giữa không gian xanh mát của Công viên Hội An (Thành phố Thanh Hóa), hàng trăm em học sinh tiểu học đã có một ngày trải nghiệm đầy lý thú và sáng tạo cùng chương trình “Nhà thám hiểm nhí – Hành trình về phố cổ Hội An” do Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức. Đây không chỉ là một hoạt động ngoại khóa, mà còn là “lớp học đặc biệt” đưa các em bước vào thế giới STEM – nơi kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được lồng ghép một cách sinh động qua những trạm khám phá, thí nghiệm, xây dựng và tư duy logic.

Những thầy giáo mầm non vùng cao
Thanh Hóa là một trong những địa phương của cả nước có số lượng thầy giáo dạy học mầm non tương đối đông. Điều đặc biệt, các thầy giáo mầm non ở xứ Thanh đều có hàng chục năm gắn bó với các huyện miền núi. Họ tận tâm với nghề, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, dạy từng lời ca, điệu múa cho các em.

UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1200 ngày 22/4/2025 phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hơn 1,1 triệu học sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Dự kiến hơn 1,1 triệu học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 năm 2025. So với năm ngoái, số thí sinh tăng từ 1,06 lên trên 1,1 triệu, cao hơn khoảng 40.000 em. Con số nêu trên là nhóm học sinh tốt nghiệp năm nay, chưa tính thí sinh tự do.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm nay, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do đều thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến. Để tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Sôi nổi hội thi Rung chuông vàng ở Mường Lát
Mới đây, tại Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" năm học 2024 - 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.