Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó, với chuyển đổi số - nhiệm vụ đang được triển khai sâu rộng, Nghị quyết 57 sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.
Trung tâm dữ liệu của tỉnh Thanh Hóa hiện đang triển khai các phần mềm dùng chung và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành cho gần 1.800 đơn vị khối chính quyền từ tỉnh đến xã; với khoảng 20.000 tài khoản được tạo lập, khai báo sử dụng trên các phần mềm. Tuy nhiên, với mục tiêu xây dựng chính quyền số thì yêu cầu về mở rộng Trung tâm dữ liệu càng cấp bách hơn nữa.

Nghị quyết 57 đã nhấn mạnh: hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi đã mở đường để Thanh Hóa có những kế hoạch cụ thể trong đầu tư, nâng cấp, phát triển Trung tâm dữ liệu phục vụ đắc lực cho quá trình xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh. Ông Trần Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đang khẩn trương xây dựng các phương án đề xuất nâng tổng thể trung tâm dữ liệu phục vụ nhu cầu chính quyền số trong gia đoạn hiện nay. Xác định dữ liệu là tài nguyên trong kỷ nguyên số, nên việc chúng ta lưu trữ dữ liệu tập trung tại một nơi đảm bảo về mặt hạ tầng thì sẽ giúp cho chúng ta trong quá trình khai thác, tạo lập ra những giá trị mới".
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị khẳng định: người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính cho chuyển đổi số quốc gia. Các địa phương của tỉnh Thanh Hóa cũng nhanh chóng cụ thể hóa thành hành động, triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" đến các cộng đồng dân cư để nhanh chóng phổ cập công nghệ, kỹ năng số cho toàn dân. Ông Nguyễn Bá Xuân, Phó Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: trong thời gian tới để Nghị quyết đi vào quần chúng Nhân dân cần phải triển khai đồng bộ giải pháp, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động để Nhân dân, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức nắm được. Chính quyền địa phương cũng mong muốn chuyển đổi số sẽ nâng cao việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay khi thực hiện chuyển đổi số là nguồn lực tài chính. Trước đây, nguồn kinh phí chi cho hoạt động chuyển đổi số thường phải lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Nghị quyết 57 đã nêu rõ yêu cầu, "bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hàng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển". Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các địa phương bố trí nguồn lực tài chính cho hoạt động chuyển đổi số. Ông Lê Đăng Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, chúng tôi cũng mong muốn rằng sẽ có nhiều hơn nữa các chính sách, các quy định để hỗ trợ cho cơ sở, trong đó có hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về các nền tảng, các giải pháp và dịch vụ số để cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn".
Các địa phương kỳ vọng, Nghị quyết 57 không chỉ là kim chỉ nam cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mà còn là động lực mạnh mẽ, mở ra cơ hội mới cho toàn tỉnh Thanh Hóa tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force
Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.

Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2025
Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2025 trong lĩnh vực công nghệ số. Giải thưởng sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/8/2025, chấm giải từ ngày 5/9 - 30/9/2025.

Tuần lễ Internet an toàn
Sáng ngày 22/5, Tổ chức Tầm nhìn Thế gới, chương trình vùng Thường Xuân phối hợp với trường Trung học cơ sở xã Luận Thành tổ chức tuần lễ Internet an toàn, cuộc thi tìm kiếm siêu anh hùng nhí và tổng kết vòng thi online - đường đua internet an toàn.

Thường Xuân: Công bố chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Sáng ngày 22/5, UBND huyện Thường Xuân phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát tổ chức Hội nghị công bố chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC) cho nhóm hộ Đại Phát - Thường Xuân.

Nhiều công nghệ tự động hóa thông minh có mặt tại Việt Nam
Với chủ đề “Tự động hóa với các công nghệ thông minh trong sản xuất và phát triển bền vững”, triển lãm Quốc tế về Tự động hóa và Công nghệ (AT EXPO 2025) vừa được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; đã thu hút 300 gian hàng đến từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại Việt Nam giảm 5% trong quý I/2025
Theo báo cáo mới nhất của Counterpoint Research, số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại thị trường Việt Nam trong quý I/2025 đã giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Cần có chế tài nghiêm khắc xử phạt vi phạm mua bán, làm lộ lọt dữ liệu cá nhân
Trước thực trạng đáng báo động về lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân gây nhiều hệ lụy, các quy định pháp lý mới đang được các chuyên gia về an ninh mạng thảo luận với những chế tài nghiêm khắc hơn.

Ban hành Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1314 ngày 13/5/2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ.

Đẩy mạnh chuyển đổi số ở làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững. Tuy nhiên, để các làng nghề có thể ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và tham gia hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Thực tế tại làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá là 1 ví dụ.

Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm từ đổi mới công nghệ
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải tiến năng suất, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ cao, tích cực học hỏi, hợp tác công nghệ từ nhiều nước tiên tiến để đưa sản phẩm vươn tầm thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.