Lạ: Sầu riêng có thể sạc điện thoại nhanh "ngoài sức tưởng tượng"
Trái sầu riêng ngoài tác dụng làm thực phẩm còn có thể được tận dụng để sạc pin cho điện thoại rất hiệu quả.

Nhấn để phóng to ảnh
Thông thường, chúng ta chỉ biết đến trái sầu riêng với công dụng là món ăn có hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ruột sầu riêng có thể biến thành ‘siêu tụ điện’ để lưu trữ một nguồn năng lượng điện không hề nhỏ.
Theo các nhà khoa học tại Trường Kỹ thuật Hóa học & Sinh học Phân tử của Đại học Sydney (Úc), sầu riêng là loại trái cây có thể sạc được pin điện thoại, và đã công bố nghiên cứu này trên Tạp chí lưu trữ năng lượng.
Cụ thể, sau khi trải qua một quá trình xử lý đun nóng và làm lạnh, các nhà khoa học đã thu được hợp chất aerogel carbon từ trái sầu riêng, có cấu tạo gần giống như than hoạt tính chứa bên trong pin.

Nhấn để phóng to ảnh
Dây chuyền chế tạo pin Li-ion thông thường.
Sau khi kết hợp thêm một vài phương pháp, các nhà khoa học đã có thể chế tạo một "siêu tụ điện" từ loại trái cây này, với mật độ điện dung cực cao, cho phép thúc đẩy quá trình nạp và cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng.
Theo nhóm nghiên cứu, thậm chí nó còn có khả năng sạc nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ sạc của pin Li-ion phổ biến hiện nay.
Trên thực tế, sầu riêng vốn đã sở hữu đặc tính là cùi mềm, hình sợi, lõi sầu riêng có độ xốp cao chứa nhiều carbon nên giữ được sự ổn định về mặt hóa học khi phân tách và chuyển hóa aerogel. Hơn nữa, sầu riêng còn có một ưu điểm là bề mặt rộng và giàu nitơ có thể dẫn điện tốt.
Ngoài hiệu năng kể trên, phương pháp chế tạo pin từ trái sầu riêng còn tương đối rẻ tiền so với các loại tụ điện thông thường, đồng thời thân thiện với môi trường vì được tạo ra bằng chất thải hữu cơ.
Nguyễn Nguyễn/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kiện toàn hoạt động của Ban An toàn giao thông theo mô hình chính quyền mới
Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc kiện toàn hoạt động của Ban An toàn giao thông các địa phương khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.