ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Làm gì khi bị bong gân?

Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay...

14/04/2019 17:19

Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1) hoặc nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.

Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Các biểu hiện điển hình

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Bị bông gân làm sao hết? Cần phải làm gì ngay?

Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.

 

Làm gì khi bị bong gân? - 1

Cần chườm đá và cố định bàn chân bị bong gân.

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.

Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Không dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.

 

Làm gì khi bị bong gân? - 2

Khi bị bong gân, dùng băng thun băng ép giúp cố định khớp.

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Theo BS. Nguyễn Bình Sơn

Sức khỏe & Đời sống


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí

Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí

08:30 , 20/05/2025

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quý I/2025 và triển khai công tác này trong quý II/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí.

Khánh thành  Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá

23:02 , 19/05/2025

Ngày 19/5, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức khánh thành Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới

08:09 , 19/05/2025

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua

07:57 , 19/05/2025

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm

07:30 , 19/05/2025

Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm

19:49 , 18/05/2025

Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng

18:16 , 18/05/2025

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh

08:19 , 18/05/2025

Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

18:15 , 17/05/2025

Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

18:05 , 17/05/2025

Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.